Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người bệnh đái tháo đường nên uống nước ép gì mới tốt?

Người bệnh đái tháo đường thường được khuyên nên hạn chế các thực phẩm, các loại đồ uống nhiều đường, bao gồm cả một số loại nước ép trái cây. Tuy nhiên, có một số loại nước ép trái cây, rau củ được coi là ngoại lệ.

Một  số loại nước ép đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh đái tháo đường.

Nước ép cà chua

Tác dụng

Người bệnh đái tháo đường thường có nguy cơ cao bị đông máu, dẫn tới nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống 1 cốc nước ép cà chua mỗi ngày có thể giúp làm giảm nguy cơ này. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo mình uống nước ép cà chua nguyên chất, không cho thêm đường.

Cách pha chế

Cho cà chua vào máy xay, xay nhuyễn tới khi được hỗn hợp mịn, sau đó dùng rây lọc lấy phần nước ép và thưởng thức.

Nước ép mướp đắng

Tác dụng

Nước ép mướp đắng là một trong những thức uống tốt cho người bệnh đái tháo đường do mướp đắng có thể giúp điều hòa lượng đường huyết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mướp đắng có chứa nhiều hoạt chất có đặc tính chống đái tháo đường, một trong số đó là charantin - một chất có khả năng hạ đường huyết.

Ngoài ra, mướp đắng còn chứa polypeptide-p hoặc p-insulin, một hợp chất giống insulin có tác dụng kiểm soát bệnh đái tháo đường một cách tự nhiên.

Nước ép mướp đắng giúp hạ đường huyết cho người bệnh đái tháo đường.

Cách pha chế

- Lấy 1 quả mướp đắng, rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 10 phút để làm sạch hoàn toàn.

- Mướp đắng đem cắt lát, xay nhuyễn cùng 1 chút nước cốt chanh và nước lọc.

- Hỗn hợp trên đem lọc qua rây, lấy nước ép là có thể uống được.

Lưu ý khi sử dụng

Nhiều người thích cho thêm mật ong để giảm vị đắng của mướp đắng. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường nên tránh dùng quá nhiều mật ong vì chúng cũng có thể làm tăng đường huyết.

Nước ép rau chân vịt và táo

Tác dụng

Rau chân vịt rất giàu folate, chất xơ, vitamin A, B, C, E và K. Theo đó, chất xơ có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giữ cho đường không được chuyển hóa quá nhanh và làm tăng đường huyết sau ăn. Táo (đặc biệt là táo xanh) có chứa nhiều acid malic có thể giúp làm hạ đường huyết.

Cách pha chế

- Rau chân vịt nhặt, rửa sạch.

- Quả táo rửa sạch, bổ thành miếng nhỏ, bỏ hạt.

- Cho rau chân vịt và táo vào máy xay, thêm chút nước và xay nhuyễn.

- Lọc hỗn hợp lấy phần nước ép và thưởng thức.

Hỗn hợp nước ép cần tây, rau bồ công anh

Nước ép cần tây, bồ công anh giúp chống viêm cho người bệnh đái tháo đường.

Tác dụng

Rau bồ công anh đã được chứng minh có khả năng chống đái tháo đường type 2. Trong khi đó, cần tây có khả năng hạ huyết áp, giúp chống viêm mạnh mẽ. Điều này sẽ giúp bảo vệ người bệnh đái tháo đường khỏi tình trạng viêm trong cơ thể, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm trên mạch máu, hệ thần kinh…

Cách pha chế

- Nhặt và rửa sạch rau bồ công anh, cần tây.

- Táo và chanh rửa sạch, gọt vỏ.

- Cho các nguyên liệu vào máy xay, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước uống.

Nước ép lựu

Tác dụng

Dù lựu là một loại quả có vị ngọt, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đường trong quả lựu ít gây tăng đường huyết. Chưa kể, nước ép lựu cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, tốt cho người bệnh đái tháo đường trong việc kiểm soát và phòng ngừa biến chứng.

Cách pha chế

Bạn chỉ cần cho lựu và một chút nước vào máy xay, xay nhuyễn sau đó lọc lấy phần nước uống.

Nước ép cam tươi

Tác dụng

Người bệnh đái tháo đường không nên uống các loại nước ép cam đóng hộp vì chúng thường chứa nhiều đường. Tuy nhiên, bạn có thể tự pha nước ép cam tại nhà vì cam rất giàu chất xơ, các chất chống oxy hóa, đồng thời chỉ số chuyển hóa đường huyết (chỉ số GI) của cam cũng rất thấp.

Cách pha chế

Bạn chỉ cần vắt cam lấy nước, bỏ hạt. Người bệnh đái tháo đường nên uống nước ép cam nguyên chất, không thêm đường để tránh làm đường huyết tăng cao.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 12 loại trái cây tốt cho người bệnh đái tháo đường với chỉ số GI thấp.

Vi Bùi - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm