Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nấu trứng làm sao cho chuẩn?

Trứng gà được coi là nguyên liệu cơ bản và dễ chế biến nhất trong căn bếp. Bí quyết nấu nướng sau giúp bạn có món trứng “chuẩn không cần chỉnh” cả về hương vị và hình thức.

Nấu trứng làm sao cho chuẩn?Làm thế nào để không thất bại khi vào bếp với các món ăn từ trứng?

Trứng luộc

Để có món trứng luộc chín tới và đẹp mắt, bạn cần chọn quả trứng gà không bị nứt, vỡ. Nồi luộc trứng nên có thành cao, sử dụng lượng nước đủ ngập trứng.

Nếu muốn trứng dễ bóc, bạn nên thêm ít muối ăn vào nước luộc trứng. Muối ăn vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa làm cho protein đông lại, đồng thời còn làm cho lớp màng của vỏ trứng co lại, hình thành nên một khe hở giữa vỏ trứng và trứng nên rất dễ bóc.

Thời gian luộc trứng cho độ chín hoàn hảo.

Bạn không nên luộc trứng trong nồi nước đang sôi sùng sục, bởi khi đó trứng dễ nứt vỡ và không chín đúng độ mà bạn muốn. Nếu bạn muốn luộc trứng lòng đào, hãy từ từ thả trứng vào nồi nước đang sôi lăn tăn (có thể đặt trứng vào 1 chiếc muôi hoặc vá đục lỗ để tránh làm nứt trứng). Với trứng luộc chín hoàn toàn, bạn có thể áp dụng cách trên hoặc thả trứng vào nồi nước lạnh. Thời gian luộc trứng cũng được tính từ khi nước bắt đầu sôi lăn tăn.

Trứng chần

Dù được nấu bằng phương pháp rất đơn giản, việc chế biến món trứng chần an toàn và ngon miệng không hề dễ dàng.

Đập trứng ra bát và thả lần lượt vào nồi nước, chần trong 3 - 5 phút.

Dụng cụ thích hợp để chần trứng là nồi sâu lòng, có thành cao ít nhất 15cm. Để có món trứng chần chuẩn, bạn nên thêm muối và chút giấm ăn vào nước chần. 2 gia vị này giúp protein trong trứng nhanh chóng định hình, tránh tình trạng lòng trắng trứng tan ra trong nước.

Bạn nên chần từng quả trứng để nhiệt độ nước luôn ổn định. Hãy đập từng quả trứng vào các bát con riêng biệt. Khi nước sôi lăn tăn thì thả trứng vào nồi, chờ khoảng 3-5 phút trứng sẽ từ từ nổi lên trên mặt nước. Dùng muôi lỗ để vớt trứng ra, đặt lên khăn giấy để thấm bớt nước trước khi thưởng thức.

Lưu ý: Trứng sống có thể chứa vi khuẩn salmonella, gây triệu chứng ngộ độc thực phẩm như đau bụng, tiêu chảy... Bạn nên chọn trứng tươi, đã được tiệt trùng và chỉ rửa sạch vỏ trứng trước khi nấu. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai cần tránh ăn trứng lòng đào, trứng gà sống.

Trứng ốp la

Dùng chảo chống dính và thêm dầu ăn khi ốp trứng.

Để có món trứng ốp “chuẩn” cả về hình thức lẫn hương vị, bạn nên chọn trứng tươi (vỏ ngoài có lớp phấn mỏng màu trắng, nặng tay và hơi ram ráp). Nếu không thêm chất béo như bơ hoặc dầu ăn vào chảo chống dính, trứng rất dễ bị vỡ nát khi lật.

Món trứng ốp la sẽ thất bại khi lòng trắng bị cháy, lòng đỏ chưa chín và bị vỡ. Để tránh sai lầm trên, bạn nên đập trứng ra bát rồi từ từ đặt vào chảo. Không dùng nhiệt độ quá cao để ốp trứng mà nên dùng lửa vừa (khoảng 124 - 138 độ C).

Khi 1 mặt trứng đã chín, nhẹ nhàng lật trứng lại để rán chín mặt còn lại. Nếu bạn muốn làm trứng ốp la một mặt, hãy thêm chút nước vào chảo, đậy vung lại để hơi nước làm chín lòng đỏ.

Trứng bác

Để có món trứng bác (còn gọi là trứng khuấy) bông mềm, bạn nên thêm 1 chút nước lạnh, sữa hoặc kem béo vào hỗn hợp trứng và đánh đều tay.

Đặt chảo trên lửa vừa, thêm dầu ăn hoặc bơ (đun đến khi bơ tan chảy) rồi đổ hỗn hợp trứng vào chảo, trứng sẽ ngay lập tức đông lại. Khi đó, bạn nên giảm về lửa nhỏ và đảo trứng đều tay – cách làm này giúp trứng mịn, sánh và sệt hơn.

Khoảng 2-3 phút trước khi trứng chín, bạn có thể thêm phô mai hoặc hành lá, hạt tiêu theo khẩu vị. Khi trứng gần chín (mặt trứng chưa khô hẳn) thì nhấc chảo ra khỏi bếp, tiếp tục khuấy đều tay để nhiệt lượng còn lại làm chín trứng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 điều bạn chưa biết về trứng.

Quỳnh Trang - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm