Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mướp không chỉ là rau, ăn đúng cách còn chữa đủ bệnh 'tốt hơn thần dược'

Mướp không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Các bộ phận của mướp đều có thể dùng làm vị thuốc chữa bệnh rẻ, hiệu quả mà không có bất kì tác dụng phụ nào.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Quả mướp không những có khả năng chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan, mà còn có tác dụng hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn, viêm tuyến má, ho bách nhật, đau răng, đau lưng, đậu không bay, tắc sữa, đau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều, viêm bàng quang.

Phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều nên ăn mướp xào với tôm (cả vỏ). Món ăn này vừa trị bệnh, vừa khỏe người, làm đẹp da.

Quả mướp nấu canh ăn hàng ngày có tác dụng nhuận tràng và làm dịu đau (chính là do chất nhày chứa với hàm lượng cao trong quả). Quả mướp non ninh với chân giò hoặc móng giò lợn là thuốc tăng tiết sữa và làm máu lưu thông; xơ mướp được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là ty qua lạc, có vị ngọt dịu, tính bình, có tác dụng cầm máu, thông kinh lạc, chống co thắt, thúc sởi, lợi tiểu. Thân cây mướp: Lấy từ mặt đất trở lên độ 1m, chặt nhỏ, đốt tồn tính, tán mịn, uống mỗi lần 10g với ít rượu chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi và có mùi hôi.

Tăng cường sức khỏe cho mắt

Quả mướp rất giàu Vitamin A, tốt cho thị lực, tính toàn vẹn của da và màng nhẩy. Thiếu Vitamin A, mắt sẽ yếu hơn, thị lực kém và mù đêm, da và màng nhầy dễ bị kích ứng, tổn thương.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Viện mắt quốc gia, những người dùng vitamin A, vitamin C, vitamin E, đồng và kẽm đã giảm 25% nguy cơ thoái hóa điểm vàng trong 6 năm.

Giúp da sáng mịn

Nguồn Vitamin C dồi dào có trong quả mướp có tác dụng chống lại sự lão hóa cho làn da. Có thể nói đây là công cụ đắc lực giúp loại bỏ nét nhăn, giữ lại nét thanh xuân cho bạn.

Quả, lá, dây mướp đều có tác dụng chống nhăn da. Lấy quả mướp, là non hoặc giây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, mũi đỏ do uống nhiều rượu.

Cung cấp hàm lượng chất xơ dồi dào

Quả mướp rất giàu chất xơ, giúp cơ thể làm sạch hệ tiêu hóa, loại bỏ các chất có hại như độc tố và các gốc tự do gây ra các bệnh như tim và ung thư.

Chất xơ cũng làm giảm lượng lipoprotein mật độ thấp, cholesterol xấu trong máu; ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa như táo bón, bệnh trĩ. Ngoài ra, chất xơ giúp tăng tốc độ tiêu hóa và trao đổi chất. Để làm sạch hệ thống và ngăn ngừa béo phì và bệnh tim, người ta có thể xem xét thêm mướp vào chế độ ăn uống.

Làm sạch mạch máu

Không chỉ giúp thải độc và các gốc tự do khỏi cơ thể, quả mướp và cả lá mướp đều có tác dụng làm sạch hệ thống tuần hoàn, dọn sạch mạch máu. Người ta còn dùng nước sắc lá cây mướp để cải thiện tình trạng không có kinh nguyệt và ure huyết tăng cao tích tụ chất thải nitơ trong máu.

Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ mướp

Chữa viêm họng: lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống làm một lần.

Chữa ho, hen kéo dài: lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng 1/1, mỗi lần uống 0,5ml.

Trị viêm xoang: lấy mướp đem phơi khô sau đó đem bỏ vào nồi rang cho mướp teo lại và đem nghiền thành bột mịn. Mỗi lần người bị viêm xoang nên uống 6g, ngày một lần vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy, bụng chưa có gì. Kiên trì thực hiện trong 8 ngày, chứng viêm xoang sẽ biến mất.

Chữa viêm xoang mũi, chảy nước mũi và có mùi hôi: thân cây mướp: lấy từ mặt đất trở lên độ 1m, chặt nhỏ, đốt tồn tính, tán mịn, uống mỗi lần 10g với ít rượu.

Trị đại tiện ra máu do trĩ: về chứng đi đại tiện khó khăn đến mức chảy cả máu, có thể dùng hoa mướp nấu nước uống hoặc đơn giản và phổ biến hơn, dùng mướp nấu canh ăn hàng ngày sẽ có tác dụng nhuận tràng. Nếu dùng hoa mướp, người bị trĩ chỉ cần dùng 30g hoa mướp nấu thành nước uống, uống mỗi ngày 1 lần. Hoặc người bị trĩ có thể dùng mướp tươi nấu canh cùng thịt lợn nạc ăn hàng ngày.

Trị đau nhức thần kinh: lấy nước mướp hâm nóng xong uống, lượng dùng tùy triệu chứng nặng nhẹ để định đoạt, mỗi ngày khoảng 100ml hoặc dùng lá mướp xay nhuyễn thành nước bôi lên chỗ đau cũng có hiệu nghiệm.

Chữa sốt cao, đau đầu: hoa mướp 20g, hạt đậu xanh để cả vỏ 100g, ninh nhừ lấy 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào, đun sôi trong 5 - 10 phút. Để nguội, chắt lấy nước uống 2 - 3 lần trong ngày.

Chữa đau nửa đầu: dùng 15 - 30g rễ mướp sắc uống mỗi ngày, có tác dụng thông lạc, chữa viêm mũi, viêm xoang, ho và đau lưng.

Trị mề đay: lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.

Chữa tắc tia sữa: xơ mướp 1 cái, gai bồ kết 10 cái, hành tươi hoặc hành khô 1 củ. Tất cả băm nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng trong 2 - 3 ngày. Kết hợp xoa nắn vú cho thông tia sữa.

Làm thông sữa: lượng mướp vừa phải, nướng tồn tính, nghiền vụn, uống 3 - 6g với chút rượu. Sau khi uống, lấy chăn đắp lên người, cho toàn thân ra chút mồ hôi là được. Tất cả những phụ nữ sau khi sinh con bị tắc ống dẫn sữa không uống nước sữa, đều có thể thông sữa bằng cách này.

Chữa viêm khí quản, bị ho có đờm đặc mủ vàng trẻ con bị ho gà: mướp tươi để cả vỏ rửa sạch, giã nát lấy 40ml nước, hòa trộn với 10ml mật ong, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 20 - 30ml.

Chữa bệnh thở khò khè: mướp tươi non 250g, thái đoạn nhỏ, luộc lấy nước, ăn cả nước lẫn cái như món ăn trong bữa cơm thường ngày.

Chữa tiểu tiện ra máu, cảm nhiễm đường niệu: quả mướp 250g, dùng cả cuống và vỏ, bổ ra, cho nước nấu thành 400ml nước, để nguội, cho lượng mật ong vừa phải vào uống thay nước giải khát trong ngày.

Điều hòa kinh nguyệt: dùng 1 quả mướp khô đốt tồn tính, tán bột, uống ngày 10g vào sáng sớm lúc đói bụng có tác dụng điều hòa kinh nguyệt. Mỗi liệu trình 10 ngày. Cũng cách này để thông kinh, hoạt lạc, trừ phong thấp, lợi tiểu, giải độc uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần uống 8 - 10g.

Chữa đau tức sườn ngực, đau cơ: xơ mướp đem sao đen, sao tới khi toàn bộ phía ngoài có màu đen, bên trong vẫn còn màu vàng (sao tồn tính), tán thành bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 8g, Cách này có tác dụng cầm máu, giảm đau nên còn dùng trị trĩ ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung…

Chữa nước ăn chân: lá mướp hương để tươi, giã nát, lấy nước hoặc đem nướng lá, rồi giã đem xát vào chỗ bị thương chữa được nước ăn chân, mụn nhọt, lở ngứa.

Bổ gân xương, chữa tê mỏi: 1 nắm hạt mướp, 2 nắm gạo, vài bộ chân gà to bậm (gà ta). Nấu nhừ cháo ăn. Dùng tốt cho người già, con trẻ yếu chân đi không vững.

Chữa phế nhiệt gây viêm mũi, ho đờm, chảy máu cam, mụn nhọt (trong uống ngoài đắp): lấy 10g hoa vào cốc hãm nước thật sôi già 10 - 15.

Chắt nước cho mật ong hoặc đường phèn quấy đều. Uống nóng. Bã đắp nhọt đầu đinh.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.

Mướp và công dụng làm đẹp da: Quả, lá, dây mướp đều có tác dụng chống nhăn da. Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc giây mướp thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước mướp này bôi mặt ngày vài lần, không những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ chân lông, mũi đỏ do uống nhiều rượu.

Giải nhiệt ngày hè: Mướp: 500g rửa sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, tiêu viêm, chỉ khát.

Trị mồ hôi chân quá nhiều: Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Mướp hương - Vị thuốc đa năng

HÒA THUẬN - Theo Báo tiền phong
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm