Mũi khô là triệu chứng nhiều người gặp phải khi thời tiết hanh khô.
Thông thường, khi xoang mũi hoạt động khỏe mạnh thì lớp niêm mạc bên trong mũi sẽ được bao phủ bằng một lớp chất nhầy giúp giữ ẩm mũi, giảm kích ứng và nguy cơ nhiễm trùng.
Thời tiết hanh khô, độ ẩm thấp có thể khiến lớp chất nhầy giảm đi, gây khô mũi, viêm sưng và chảy máu cam. Khô mũi không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng nếu không được chăm sóc và xử lý sớm, nó có thể gây ra nhức đầu, viêm xoang, khó thở, chảy máu mũi.
Dưới đây là một số biện pháp tự nhiên giúp cải thiện tình trạng khô mũi:
Luôn uống đủ nước
Mùa Đông, bạn nên uống nhiều nước hơn mùa Hè.
Bạn nên tăng cường uống nước để hạn chế việc cơ thể bị thiếu nước, giúp làm loãng chất nhầy và cải thiện các triệu chứng khô đường thở. Người mắc chứng khô mũi cũng nên hạn chế uống đồ uống có cồn vì chúng là tác nhân gây mất nước cho cơ thể.
Sử dụng sản phẩm xịt mũi
Bạn có thể rửa mũi bằng nước muối sinh lý không có hóa chất thông dụng có bán tại các nhà thuốc để cải thiện độ ẩm đường mũi, giảm khô mũi, nghẹt mũi, làm thông mũi và đẩy chất nhầy thừa ra ngoài. Có thể xịt mũi 3 lần/ngày.
Ngoài ra, có thể xịt rửa mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi giúp giữ độ ẩm an toàn, tăng cường sức khỏe niêm mạc mũi, thông thoáng đường thở. Có thể xịt từ 3-6 lần/ngày.
Sử dụng một số loại dầu để thoa vào mũi
Dầu dừa không chỉ dưỡng ẩm da mà còn làm mềm niêm mạc mũi.
Thoa một số loại dầu sau giúp giảm khô mũi, đau mũi:
Xông mũi
Xông hơi giúp làm mềm chất nhầy bị khô trong mũi và làm sạch mũi. Bạn đổ nước nóng vào bát, che đầu bằng khăn và hít nhẹ hơi nước từ trong bát lên trong khoảng 10 phút. Nên thực hiện 2-4 lần/ngày.
Không ngoáy mũi
Ngoáy mũi làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu, dẫn đường cho vi khuẩn xâm nhập vào mũi. Vì vậy, bạn nên bỏ thói quen xấu này.
Lưu ý: Nếu tình trạng khô mũi kéo dài, bị chảy máu cam hay triệu chứng trở nặng, bạn nên đi khám và điều trị sớm.
Mỡ lợn từ xa xưa được con người xem là một thực phẩm rất phổ biến trong cách chế biến món ăn của đại đa số dân tộc trên thế giới, nhưng đây cũng là một vị thuốc quý được dùng chữa một số bệnh trong Đông y.
Nứt gót chân thường không nguy hiểm, nhưng đôi khi có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Nứt gót chân xảy ra khi da ở dưới gót chân của bạn trở nên cứng và khô. Bất kể nguyên nhân gây nứt gót chân của bạn là gì, bạn đều có thể thực hiện một số bước để điều trị, hoặc ngăn gót chân của bạn không bị nứt ngay từ đầu.
Dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ trẻ sơ sinh bị hạ thân nhiệt vượt qua giai đoạn nguy hiểm này, giúp duy trì đường huyết ổn định, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Trong mỗi gia đình, người mẹ không chỉ là trái tim mà còn là nguồn cảm hứng, mang lại sự gắn kết và hạnh phúc cho mọi thành viên. Sức khỏe mẹ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân mà còn là nền tảng cho sự phát triển của cả gia đình.
Tuổi tác là một yếu tố không thể tránh khỏi trong cuộc sống, và cùng với nó là những thay đổi sinh lý tự nhiên của cơ thể, bao gồm cả hệ tim mạch. Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh lý tim mạch hơn do sự lão hóa của các cơ quan, đặc biệt là tim và mạch máu.
Sự phát triển thể chất của trẻ em luôn luôn đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, toàn diện và tối ưu. Đặc biệt đối với phát triển chiều cao, việc duy trì một chế độ ăn phù hợp nhu cầu, đủ các chất dinh dưỡng như năng lượng, chất đạm, chất béo, bột đường, cùng với các vitamin, khoáng chất cần thiết là điều vô cùng quan trọng, giúp trẻ có thể đạt được chiều cao lý tưởng trong tương lai.
Nghệ có nhiều công dụng nhưng lạm dụng có thể gây hại. Dưới đây là 6 tác hại nếu dùng quá nhiều.
Hội chứng thực bào máu (HLH – Hemophagocytic lymphohistiocytosis) là một bệnh lý hiếm gặp và thường đe dọa tính mạng nếu không được điều trị. Hội chứng thực bào máu khiến hệ thống miễn dịch tấn công cơ thể bạn thay vì những tác nhân xâm lược lạ như virus. Bệnh có thể điều trị hiệu quả khi được chẩn đoán sớm. Cùng đọc bài viết sau đây để hiểu thêm về hội chứng thực bào máu.