Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mùa nóng, chủ động phòng ngừa mụn rộp sinh dục

Mụn rộp sinh dục hay còn gọi là bệnh Herpes sinh dục, là một bệnh có tính chất lây truyền mạnh qua đường tình dục, do virut Herpes Simplex Virut (HSV) gây ra.

Mụn rộp sinh dục hay còn gọi là bệnh Herpes sinh dục, là một bệnh có tính chất lây truyền mạnh qua đường tình dục, do virut Herpes Simplex Virut (HSV) gây ra. Đặc biệt, khí hậu nóng ẩm của mùa hè là điều kiện thuận lợi cho virut phát triển và gây bệnh mụn rộp sinh dục, mọi người cần chú ý đề phòng.

HSV có hai loại là HSV 1 và HSV 2, trong đó HSV 1 chủ yếu gây ra bệnh mụn rộp sinh dục từ vùng eo trở lên như mụn rộp sinh dục ở môi, má, ngực, cánh tay... HSV 2 thường gây bệnh mụn rộp sinh dục ở các bộ phận từ thắt lưng trở xuống như mụn rộp sinh dục ở cơ quan sinh dục, chân...

Nhiều đường lây truyền

Bệnh mụn rộp sinh dục rất dễ lây lan cho người khác, người mắc bệnh là nguồn truyền nhiễm chính. Quan hệ tình dục không an toàn (tính cả quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn và miệng) là con đường lây nhiễm chủ yếu. HSV có trong dịch nhầy, mủ, máu của người bệnh nên có thể lây truyền qua tiếp xúc da - da với vết thương của người bệnh.

HSV cũng lan truyền do dùng chung kim tiêm hoặc nhận truyền máu từ người bệnh. Bệnh mụn rộp sinh dục có thể lây truyền từ mẹ sang con. Đứa trẻ có thể nhiễm virut qua nước ối của thai phụ khi còn trong bụng mẹ hoặc trong quá trình sinh nở thai nhi đi qua âm đạo và tiếp xúc với các dịch mủ chứa HSV. Ngoài ra, HSV có thể lây lan qua nước tắm hồ bơi, dùng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh...

Herpes Simplex Virut gây bệnh mụn rộp sinh dục.

Dấu hiệu của bệnh

Các triệu chứng của bệnh mụn rộp sinh dục dễ nhận biết là: ngứa ngáy, bỏng rát, khó chịu tại một số vùng da, niêm mạc. Sau đó tại đây nổi lên các mụn chứa đầy nước nhân mụn có mủ trắng, da quanh nốt mụn bị tấy đỏ.

Các mụn này thường xuất hiện ở âm hộ, âm đạo, môi lớn, môi nhỏ, hậu môn, mông, khu vực má, môi, khoang miệng, đùi (của nữ giới) hoặc miệng, cằm, môi, hậu môn, da bìu, bẹn, thân dương vật, mông, quy đầu, bao quy đầu, đùi, chân của nam giới.

Các nốt mụn rộp này có thể tồn tại trong khoảng 1 - 2 tuần sau đó bắt đầu đóng vảy cứng và dần biến mất mà không cần có bất kỳ biện pháp điều trị nào. Thực chất lúc này HSV mới chỉ tạm “lui” ở ẩn trong một thời gian, sau đó khoảng vài tháng tình trạng bệnh lại tái diễn.

Khi bệnh tái phát người bệnh có hiện tượng bị sốt, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, chân tay đau nhức, nổi hạch bạch huyết, đau cơ, kém ăn uống. Hiếm gặp hơn là một số nam giới mắc bệnh mụn rộp sinh dục có thể xuất hiện thêm triệu chứng chảy dịch mủ từ lỗ sáo, đối với nữ giới là hiện tượng dịch tiết âm đạo ra nhiều hơn, có mùi hôi.

Tác hại của bệnh mụn rộp sinh dục

Các vết loét do bệnh mụn rộp sinh dục gây ra khiến người bệnh đau đớn, khó chịu. Người bệnh mụn rộp sinh dục khi quan hệ tình dục sẽ đau rát, giảm khoái cảm, đi tiểu buốt, tiểu dắt nhiều lần trong ngày, nặng hơn có thể đi tiểu ra máu hoặc dịch mủ.

Ảnh hưởng tâm lý là điều đáng ngại khi mắc mụn rộp sinh dục. Bệnh xuất hiện ở nơi dễ quan sát thấy như miệng, môi, má, đùi... khiến người bệnh mất tự tin, e ngại, xấu hổ. Bệnh tái phát nhiều lần khiến người bệnh dễ chán nản, bi quan, bỏ điều trị.

Phụ nữ mắc mụn rộp sinh dục khi mang thai dễ bị sẩy thai, sinh non, lây truyền sang con. Em bé bị mụn rộp sinh dục bẩm sinh có nguy cơ bị tổn thương não, mù mắt, mờ mắt, thậm chí là tử vong do nhiễm khuẩn máu.

Bệnh mụn rộp sinh dục còn làm tăng nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh xã hội như HIV, sùi mào gà, các bệnh về da khác.

Biện pháp phòng ngừa

Mùa hè, trời nóng, mồ hôi ra nhiều và đọng lại trên cơ thể khiến cơ thể luôn ẩm - đây là cơ hội cho virut phát triển và gây bệnh. Để ngừa bệnh mụn rộp sinh dục cần thực hiện các biện pháp như: giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Quan hệ tình dục chung thủy với một bạn tình an toàn để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Sử dụng bao cao su để phòng bệnh cho mình và bạn tình.

Nếu quan hệ tình dục qua đường miệng, phải dùng tấm lưới bảo vệ miệng. Vệ sinh cá nhân trước và sau khi quan hệ tình dục sạch sẽ. Không dùng kim tiêm hay các vật dụng có chứa máu, dịch nhầy, mủ của người nghi nhiễm bệnh.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân: quần áo, bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm... Vệ sinh bồn tắm, bồn cầu và nhiều vật dụng khác trước khi sử dụng. Nếu nghi ngờ mình và bạn tình có các biểu hiện của bệnh mụn rộp sinh dục hãy đề nghị họ đi khám để có hướng điều trị phù hợp nhất.

BS. NGÔ ĐÌNH VŨ - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm