Đó là bởi vì thói quen ăn uống chung, đảo hết miếng này đến miếng khác trên đĩa trước khi chọn được một miếng ưng ý hay dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác mà không biết rằng sự hiếu khách này chính là con đường trung gian truyền nhiễm các bệnh viêm gan A, viêm gan E. Bên cạnh đó, sở thích ăn uống ở hàng quán vỉa hè kém vệ sinh càng làm tăng nguy cơ mắc phải 2 căn bệnh viêm gan này.
Ăn uống dùng chung ly, đũa; ăn tại hàng quán không đảm bảo vệ sinh… là những nguyên nhân bạn mắc phải viêm gan A, E.
(Ảnh minh họa)
1. Virus viêm gan A
Virus viêm gan A chỉ gặp duy nhất ở người, loại virus này lây truyền qua đường tiêu hóa, ít lây theo đường máu. Theo các chuyên gia gan mật - tiêu hóa, viêm gan A thường có biểu hiện bệnh trong thời gian nhất định. Tuy bệnh không tiến triển thành mạn tính nhưng có thể gây ra các đợt suy gan cấp.
Virus viêm gan A thường có trong các thực phẩm đông lạnh, bảo quản thấp hoặc thức ăn tái, sống. Khi ăn phải thức ăn có virus này, chúng sẽ lập tức xâm nhập vào cơ thể, tấn công các biểu mô gan, làm suy giảm chức năng gan.
Bệnh ít gây tử vong nhưng lại gây ra các đợt viêm gan cấp tính với các biểu hiện sốt khó chịu, mệt, chán ăn, buồn nôn, phát ban, đau khớp, đau cơ,... virus này còn tồn tại trong đường ruột và phân người bệnh. Bệnh có thể được điều trị khỏi sau 2-4 tuần, người bệnh cần nghỉ ngơi và kiêng rượu, bia trong khi điều trị.
Tuy nhiên, nhiều người không biết bản thân mình mắc bệnh, hoặc vẫn “thèm nhậu” nên trở thành nguồn lây cho bạn bè, người thân của mình nếu uống chung ly, ăn chung thức ăn trên bàn tiệc, sử dụng chung khăn, bắt tay hoặc tiếp xúc mật thiết với nhau. Theo Hội gan mật, ước tính trên thế giới có 1,4 triệu người mắc viêm gan A mỗi năm. Thời gian gần đây, số người bị nhiễm virus này tại Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng.
Trong nhiều trường hợp bệnh viêm gan A có thể tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể cao, gan vẫn hoạt động tốt. Tuy nhiên, có khoảng 10% trường hợp rơi vào mạn tính. Khi đó, virus viêm gan A có thể kích hoạt các tế bào miễn dịch, làm cho các tế bào này hoạt động quá mức, từ đó phóng thích ra các chất gây viêm làm tổn thương gan nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy gan, hôn mê gan, gây tử vong.
Viêm gan E nguy hiểm không kém các loại viêm gan virus khác như viêm gan B, C.
(Ảnh minh họa)
2. Virus viêm gan E
Virus viêm gan E được tìm thấy ở các nguồn nước bị nhiễm virus này. Bên cạnh đó, giống như viêm gan A, viêm gan E lây từ người này sang người khác qua thức ăn và nước uống. Độ tuổi dễ bị lây nhất là từ 15 đến 40 tuổi, người đang mang thai.
Khi nhắc đến “độ nguy hiểm”, nhiều người hình dung ngay đến các virus gây viêm gan phổ biến khác là B hay C. Nhưng thực tế, viêm gan E cũng không kém cạnh. Hằng năm trên thế giới có khoảng 20 triệu người bị nhiễm viêm gan E, hơn 56 nghìn người tử vong do virus này. Tại Việt Nam, tỉ lệ người mắc nhiễm viêm gan E khá cao.
Những người mắc bệnh này chủ yếu là do tiếp xúc với người bệnh viêm gan E và các nguồn nước bẩn, nước bị ô nhiễm. Đối với những người có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch tốt, khi bị nhiễm bệnh, bệnh sẽ thường tự giới hạn sau 4 - 5 tuần là sẽ tự khỏi. Còn đối với nhiều trường hợp sức đề kháng yếu có thể dẫn đến tử vong khi bệnh phát triển thành suy gan cấp.
Thông thường, triệu chứng của bệnh viêm gan E chỉ rất nhẹ và nhất thời, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Người bệnh chủ yếu bị sốt, đau mỏi cơ, nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, vàng mắt, vàng da tăng dần...
Nếu phát hiện những biểu hiện trên, nên đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sớm nhất. Tránh tình trạng để bệnh kéo dài lâu vì rất dễ gây ra bệnh viêm gan E mãn tính.
3. Làm sao để bảo vệ mình trước các bệnh viêm gan A, E?
Điều đầu tiên khi có các triệu chứng cảnh báo viêm gan A và E, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ. Đồng thời, từ bỏ thói quen dùng chung các vật dụng cá nhân, kể cả chén, đũa, ly… với người thân, bạn bè.
Hãy hạn chế rượu, bia vì loại thức uống có cồn này gây tổn hại lớn đến gan. Khi bạn đã bị tổn thương, nếu còn tiếp tục “nạp” thêm rượu, đến một lúc nào đó quá tải, gan sẽ quay lại “tấn công” cơ thể, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Sau khi điều trị cần tránh vận động mạnh, hạn chế làm việc quá sức hay quá nặng để bệnh không tái phát lại. Thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây hay sinh tố.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mắc viêm gan C có thể cho con bú không?
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.