Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹo nhỏ để tránh chứng say độ cao

Chứng say độ cao mô tả những triệu chứng xảy ra khi bạn lên cao trong thời gian ngắn.

Mẹo nhỏ để tránh chứng say độ cao

Chứng say độ cao khá phổ biến ở những người đang đi du lịch và cả những người leo cao hoặc được vận chuyển lên cao nhanh. Bạn càng leo cao, áp suất không khí và nồng độ oxy càng giảm. Cơ thể của chúng ta có thể có thể kiểm soát sự thay đổi này nhưng cần thời gian để từ từ điều chỉnh.

Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để tránh bị say độ cao.

Leo lên từ từ

Cơ thể bạn cần khoảng 2 đến 3 ngày lên cao từ từ để điều chỉnh với sự thay đổi. Tránh bay hoặc đi thẳng lên cao. Thay vào đó, đi lên cao mỗi ngày, dừng để nghỉ và tiếp tục lên cao ngày sau đó. Nếu bạn bay hoặc lái xe, chọn độ cao thấp hơn để ở khoảng 24 giờ trước khi tiếp tục lên cao.

Khi đi bộ, hãy lên kế hoạch cho chuyến đi với một số điểm dừng ở độ cao thấp hơn trước khi đến điểm cuối. Cố đi không nhiều hơn 6km mỗi ngày, và có một ngày nghỉ mỗi khi bạn lên được cao 18 km.

Ăn tinh bột

Thường chúng ta được khuyên là không nên ăn thêm tinh bột. Nhưng khi bạn ở độ cao, bạn cần nhiều năng lượng. Chính vì thế mang theo nhiều bữa ăn phụ lành mạnh, bao gồm nhiều ngũ cốc nguyên hạt.

Tránh uống rượu

Rượu, thuốc lá và thuốc như thuốc ngủ có thể khiến các triệu chứng say độ cao tồi tệ hơn. Tránh uống rượu, hút thuốc hoặc uống thuốc ngủ trong suốt chuyến đi lên cao. Nếu bạn muốn uống, đợi ít nhất 48 giờ để cho cơ thể thời gian điều chỉnh với sự thay đổi độ cao trước khi thêm rượu vào đồ uống.

Uống nước

Bổ sung nước cũng khá quan trọng để tránh say độ cao. Uống nước thường xuyên trong khi leo cao.

Thoải mái

Leo ở bậc thoải mái nhất cho bạn. Đừng cố đi quá nhanh hoặc giống như tập thể dục, điều này là quá sức.

Ngủ ở độ cao thấp

Say độ cao thường tồi tệ hơn vào buổi tối khi bạn đang ngủ. Một ý kiến hay là leo đến một độ cao nhất định vào ban ngày và trở lại một độ cao thấp hơn để ngủ, đặc biệt nếu bạn có kế hoạch leo cao hơn 6 km mỗi ngày.

Thuốc

Thông thường thuốc không được uống trừ khi việc bay hoặc lái xe đến một độ cao là không thể tránh khỏi. Có một số bằng chứng cho rằng uống acetazolamide (Diamox) 2 ngày trước chuyến đi và trong chuyến đi có thể tránh được say độ cao. Acetazolamide là một thuốc điều trị tăng nhãn áp. Nhưng do cơ chế tác dụng của thuốc, nó có thể được dùng để tránh say độ cao. Bạn cần đơn thuốc từ bác sĩ.

Điều quan trọng là bạn vẫn có thể bị say độ cao khi uống acetazolamide. Một khi bạn bắt đầu có triệu chứng, thuốc không thể giảm được những triệu chứng này. Quay về độ cao thấp hơn là cách điều trị hiệu quả nhất.

Triệu chứng của say độ cao

Triệu chứng có thể từ nhẹ đến cấp cứu. Trước khi đi du lịch đến nơi cao, đảm bảo bạn biết những triệu chứng này. Điều này sẽ giúp bạn nhận biết được trước khi nó trở nên nguy hiểm.

Triệu chứng nhẹ:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Chóng mặt
  • Mệt
  • Khó thở
  • Nhịp tim nhanh
  • Khó ngủ
  • Ăn không ngon

Nếu bạn say độ cao nhẹ, bạn nên dừng leo lên cao và trở về độ cao thấp hơn. Những triệu chứng này sẽ biến mất khi bạn ở độ cao thấp hơn và bạn tiếp tục chuyến đi sau một vài ngày nghỉ ngơi.

Triệu chứng nặng:

  • Cảm thấy khó thở thậm chí cả khi nghỉ ngơi
  • Ho không ngừng
  • Căng tức ngực
  • Cảm thấy ngạt thở
  • Nhìn đôi
  • Nhầm lẫn
  • Da xanh, nhợt nhạt

Điều này có nghĩa là các triệu chứng đang nặng dần. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này, xuống độ cao thấp hơn càng sớm càng tốt, và tìm kiếm sự hỗ trợ y khoa. Say độ cao nặng có thể gây phù phổi và não, dẫn đến tử vong.

Kết luận

Rất khó để dự đoán cơ thể bạn sẽ phản ứng thế nào với độ cao do mỗi người là khác nhau. Cách tốt nhất đó là không leo quá nhanh quá cao và chuẩn bị bằng những mẹo ở trên.

Nếu  bạn có những vấn đề khác đi kèm như bệnh tim, khó thở hoặc tiểu đường bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi đi du lịch ở trên cao. Những tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nếu bạn bị say độ cao.

Thông tin thêm trong bài viết: Say độ cao

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm