Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Say độ cao

Say độ cao xảy ra do tình trạng thiếu oxy khi con người tham gia các hoạt động ở độ cao lớn.

Say độ cao

Các triệu chứng bao gồm đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, và trong những trường hợp nghiêm trọng thì hơi thở ngắn, lú lẫn và thậm chí hôn mê. Việc điều trị bao gồm nghỉ ngơi, hạ độ cao và đôi khi cần thuốc, bổ sung oxy hoặc cả hai.

Khi tăng độ cao, áp suất khí quyển giảm xuống, mật độ không khí giảm hơn, vì vậy có ít oxy hơn. Ví dụ, so với không khí ở mực nước biển, không khí ở 5.800m chứa chỉ một nửa lượng oxy.

Phần lớn mọi người có thể lên độ cao từ 1.500 đến 2.000m trong một ngày mà không gặp vấn đề gì, nhưng khoảng 20% con người khi lên tới độ cao 2.500m và 40% khi lên tới 3.000m phát triển một số dấu hiệu của say độ cao. Các rối loạn của cơ thể khi say độ cao phụ thuộc vào mức tăng độ cao, độ cao lớn nhất mà người đó chịu đựng được.

Khi bị say độ cao, các cơ quan thường bị ảnh hưởng nhiều nhất là:
  • Não 
  • Phổi 

Các yếu tố nguy cơ

Nguy cơ say độ cao thay đổi khác nhau ở mỗi người. Nhưng nhìn chung, nguy cơ của bạn cao hơn nếu:

  • Tiền sử say độ cao
  • Sinh sống ở những địa phương cao ngang với mực nước biển hoặc nơi có độ cao thấp
  • Thay đổi độ cao đột ngột
  • Gắng sức quá mức

Nguy cơ lớn hơn ở những người từng bị say độ cao hoặc người thông thường sống ở mực nước biển hay nơi có độ cao rất thấp (dưới 900m so với mực nước biển).

Những người bị các bệnh như tiểu đường, bệnh mạch vành và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhẹ (COPD) sẽ không tăng nguy cơ bị say độ cao. Tuy nhiên, những người này sẽ gặp khó khăn với bệnh mãn tính khi ở độ cao lớn vì thiếu lượng oxy trong máu. Tập luyện thể dục cũng không làm giảm đáng kể nguy cơ. Bệnh hen nhìn chung không diễn biến xấu. Dành thời gian ít hơn vài tuần ở độ cao (ít hơn 3000m) nhìn chung không nguy hiểm với phụ nữ mang thai.

Thích nghi

Cơ thể có thể thích nghi với độ cao qua việc tăng hô hấp, bằng việc sản sinh nhiều hồng cầu để mang oxy đến tế bào. Phần lớn mọi người có thể điều chỉnh độ cao lên đến 3.000m trong vài ngày. Điều chỉnh chênh lệch độ cao lớn hơn thì cần nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nhưng một số người vẫn gần như có thể thực hiện hoạt động bình thường ở độ cao trên 5.300m. Tuy nhiên, không ai có thể hoàn toàn thích nghi để sinh sống lâu dài ở độ cao quá lớn.

Bạn có biết...

  • Các triệu chứng của say núi cấp tính có thể nhầm lẫn với chứng nôn nao khi say rượu, kiệt sức thể lực, đau nửa đầu hoặc sốt virut.

Các triệu chứng

Say núi cấp tính

Say núi cấp tính là thể nhẹ của say độ cao và cũng là thể phổ biến nhất và thường không biểu hiện triệu chứng nếu độ cao khoảng 2.440m, nhưng những người nhạy cảm sẽ có triệu chứng.

Các triệu chứng thường xảy ra trong vòng 6 đến 10 tiếng khi tăng độ cao, với các biểu hiện: đau đầu từ nhẹ đến nặng và kèm các triệu chứng khác như: choáng váng, chán ăn, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, yếu hoặc khó chịu. Nhiều người mô tả triệu chứng tương tự với chứng nôn nao say rượu.

Các triệu chứng thường kéo dài 24 đến 48 tiếng. 

Phù não độ cao lớn (HACE)

HACE là tình trạng hiếm nhưng có thể gây tử vong. Triệu chứng sẽ là đau đầu, lú lẫn, mất thăng bằng và rối loạn vận động. Nếu chứng rối loạn này không được nhận biết và can thiệp sớm, người bệnh sẽ bị hôn mê. Những triệu chứng này có thể tiến triển nhanh chóng từ nhẹ đến đe dọa tính mạng trong vòng vài giờ.   

Phù phổi độ cao lớn (HAPE)

HAPE thường tiến triển trong vòng 24 đến 96 giờ sau khi tăng độ cao nhanh chóng đến 2.500m. Bệnh này cũng là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do độ cao.

Các bệnh nhiễm trùng hô hấp dù nhẹ cũng có thể làm tăng nguy cơ. Các triệu chứng sẽ diễn biến xấu vào ban đêm khi nằm xuống và có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng nếu phù phổi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Các triệu chứng nhẹ thường bao gồm ho khan, thở ngắn sau khi gắng sức nhẹ. Các triệu chứng trung bình bao gồm hơi thở ngắn khi nghỉ ngơi và da, môi, móng xanh tím. Triệu chứng nặng bao gồm thở hổn hển, đờm màu hồng hoặc có máu, tím tái nặng.

Các triệu chứng khác

  • Sưng ở tay, chân và ở mặt khi thức dậy. Chứng sưng gây ra khó chịu và thường biến mất trong vài ngày khi hạ độ cao.
  • Đau đầu, không kèm triệu chứng khác của say độ cao, cũng phổ biến.
  • Xuất huyết võng mạc có thể xuất hiện sau khi lên độ cao trên 2.700m. Xuất huyết thường xảy ra ở độ cao trên 5.000m. Thường không xảy ra triệu chứng trừ khi xuất huyết xảy ra ở vùng trung tâm thị giác (điểm vàng). Ở trường hợp này, người bệnh có thể nhận thấy một điểm mù nhỏ. 

Chẩn đoán

  • Thăm khám lâm sàng
  • Đối với phù phổi độ cao lớn, chụp Xquang ngực hoặc đo nồng độ oxy máu nếu có thể

Bác sỹ chẩn đoán say độ cao chủ yếu dựa vào các triệu chứng. Đối với những người bị phù phổi do độ cao, các bác sĩ có thể nghe thấy ran ở phổi. Chụp Xquang và đo lượng oxy máu có thể giúp chẩn đoán xác định.

Say độ cao mãn tính 

Phần lớn say độ cao xảy ra khi thay đổi độ cao độ ngột. Nhưng một số người say độ cao chỉ sau khi sống một thời gian dài ở độ cao lớn.

Say núi mãn tính (bệnh Monge) là bệnh tiến triển ở những người sống ở độ cao trên 3.600m nhiều tháng hoặc nhiều năm. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, hơi thở ngắn, đau và nhức, môi và da xanh tím. Với những người bị ảnh hưởng, cơ thể phải bù đắp sự thiếu hụt thái quá của oxy bằng việc sản xuất nhiều hồng cầu, dẫn đến máu sẽ đặc, tim khó có thể đưa lượng máu đủ đến cơ quan trong cơ thể.

Cách điều trị tốt nhất là hạ độ cao. Đôi khi thuốc acetazolamide cũng làm giảm triệu chứng. Cần hàng tháng để hồi phục hoàn toàn, người bệnh cần ở lại nơi có độ cao thấp.

Dự phòng

Tăng độ cao từ từ

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh say độ cao là tăng độ cao chậm và từ từ, đặc biệt là độ cao khi ngủ. Kiểm soát tăng độ cao là cực kỳ quan trọng khi bạn hoạt động ở độ cao trên 2.500m. Với độ cao trên 3.000m, người leo núi không nên tăng độ cao khi ngủ hơn 500m một ngày và nên có ngày nghỉ giãn cách (giữ nguyên độ cao khi ngủ) mỗi 3-4 đêm một lần trước khi ngủ ở bất kì cao độ nào lớn hơn. 

Khả năng tăng độ cao mà không gây ảnh hưởng đến cơ thể rất khác nhau ở mỗi người. Vì vậy, trong một nhóm leo núi, hành trình leo núi tập thể nên phù hợp với thành viên chậm thích nghi nhất.

Bên cạnh đó, khả năng thích nghi độ cao của bản thân một người có thể biến đổi nhanh chóng. Do vậy,mặc dù một người đã thích nghi ở độ cao nhất định mà hạ độ cao trong vòng vài ngày, thì nên cẩn trọng khi lại tăng độ cao tiếp.  

Thuốc

Acetazolamide được dùng khi bắt đầu tăng độ cao có thể giảm nguy cơ say độ cao và làm thuyên giảm triệu chứng. Nên ngừng dùng acetazolamide khi bắt đầu hạ độ cao hoặc sau vài ngày dừng lại ở độ cao nhất định. Dexamethasone cũng có thể làm giảm nguy cơ say độ cao cấp tính và điều trị triệu chứng.  

Uống thuốc giảm đau chẳng hạn thuốc kháng viêm không steroid có thể giúp phòng chống đau đầu do độ cao.

Những người đã từng bị phù phổi do độ cao nên cảnh giác với bất kì triệu chứng tái phát nào và nên hạ độ cao ngay lập tức nếu triệu chứng xảy ra. Một số bác sĩ khuyến nghị những người này nên dùng nifedipine hoặc tadalafil đường uống.

Khuyến cáo chung

Tránh hoạt động gắng sức một hoặc hai ngày để dự phòng say độ cao. Nên tránh uống rượu mạnh, thuốc giảm đau opioid hoặc thuốc ngủ sedutive, đặc biệt là ngay trước khi ngủ. Người có thói quen uống cà phê nên cẩn trọng nguy cơ đau đầu do hội chứng cai nếu ngừng uống cà phê trong khi leo núi.

Mặc dù những người luyện thể dục có thể gắng sức ở mức độ cao hơn, nhưng đó không phải là yếu tố bảo vệ khỏi chứng say độ cao. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các vật dụng sơ cấp cứu cần thiết nên mang theo khi đi du lịch

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Merckmanuals
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm