Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mẹ sau sinh ăn uống thế nào để gọi sữa về vừa nhanh, vừa nhiều và tốt?

Nhiều người cho rằng, các mẹ sau sinh ăn thật nhiều móng giò, chân dê, chân chó hầm... sẽ tiết nhiều sữa. Nhưng không hẳn như vậy, các loại thực phẩm này không cung cấp nhiều dinh dưỡng cho mẹ, chất lượng sữa không tốt như một số các chất đạm khác.

Bài viết cung cấp các thông tin quan trọng, hữu ích của ThS. BS Đoàn Ngọc Hà - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM chia sẻ về chế độ sinh dưỡng giúp các mẹ sau sinh gọi sữa về nhanh chóng và chất lượng sữa tốt.

Chăm sóc dinh dưỡng sau sinh hợp lý

Trong giai đoạn sau sinh là giai đoạn mẹ cho con bú, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Chế độ dinh dưỡng tốt giúp bà mẹ có đủ sữa nuôi con. Vì vậy, bà mẹ sau sinh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với vận động, nghỉ ngơi khoa học và có tâm lý thoải mái.

Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu đời, lượng kháng thể của trẻ được cung cấp trực tiếp qua sữa mẹ. Vì vậy, việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật tốt nhất cho bé.

Những trẻ được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sẽ phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất, có sức đề kháng tốt, ít mắc các bệnh nhiễm trùng và khi lớn lên ít mắc các bệnh mạn tính không lây.

Đa dạng các loại thực phẩm với đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng

Chia bữa ăn thành nhiều bữa: 3 - 6 bữa/ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.

Đa dạng các loại thực phẩm với đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là: Đường bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.

Hằng ngày, bà mẹ đang nuôi con bú cần lượng thực phẩm gồm: 450 - 500g ngũ cốc, 50 - 100g đậu và chế phẩm từ đậu, 80 - 100g cá và thịt, 40 - 50g trứng, 300 - 400g rau, 100 - 200g hoa quả, 20g dầu mỡ.

 Mẹ sau sinh ăn uống thế nào để gọi sữa về vừa nhanh, vừa nhiều, vừa tốt?  - Ảnh 2.

Bổ sung nhiều nước và ăn các thức ăn nhiều nước như: cháo, súp, sữa... sẽ giúp sữa về nhiều.

Chất đạm

Nhu cầu năng lượng của bà mẹ đang cho con bú sẽ cao hơn khoảng 500 kcal/ngày so với phụ nữ khi chưa mang thai.

Nhu cầu về chất đạm (Protein): trong vòng 6 tháng đầu, cần ăn thêm 19 gam đạm/ngày, nâng tổng lượng đạm cần cung cấp cho 1 ngày là 79g; trong 6 tháng sau, cần thêm 13g/ngày, tổng lượng đạm cho 1 ngày là 73g. Nên cân bằng giữa các loại protein, lượng protein động vật nên ≥ 30% tổng số hàm lượng protein cần cung cấp cho cơ thể.

Nước

Để sản xuất đủ sữa cho nhu cầu của bé, bà mẹ đang cho con bú nên uống khoảng 2 - 2,5 lít nước/ngày.

Chất béo

Lượng chất béo cần cung cấp cho bà mẹ đang nuôi con bú nên chiếm 20 - 30% năng lượng khẩu phần.

Các chất béo như EPD, DHA, n3, n6,... có nhiều trong dầu cá, một số loại cá mỡ, một số loại dầu thực vật,... được khuyến khích sử dụng vì chúng rất quan trọng đối với sự phát triển trí não và thị lực của bé.

Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất: Cần bổ sung đầy đủ cho người mẹ đang nuôi con bú. Theo đó, bà mẹ sau sinh nên ăn trên 400g trái cây, rau củ mỗi ngày và ăn đủ chất xơ để tránh táo bón.

 Mẹ sau sinh ăn uống thế nào để gọi sữa về vừa nhanh, vừa nhiều, vừa tốt?  - Ảnh 4.

Bà mẹ sau sinh nên ăn trên 400g trái cây, rau củ mỗi ngày và ăn đủ chất xơ để tránh táo bón.

Các thực phẩm nên ăn:

  • Cá hồi giàu DHA, theo khuyến nghị mỗi tuần phụ nữ sau sinh nên ăn khoảng 336g cá hồi 

  • Thịt bò nạc 

  • Chế phẩm từ sữa: mỗi ngày mẹ nên bổ sung khoảng 6-7 đơn vị sữa  

  • Trái cây, rau củ 

  • Ngũ cốc nguyên hạt

 Mẹ sau sinh ăn uống thế nào để gọi sữa về vừa nhanh, vừa nhiều, vừa tốt?  - Ảnh 5.

Móng giò, chân dê, chân chó hầm không cung cấp nhiều đạm nên chất lượng sữa không tốt như mẹ ăn các chất đạm khác (thịt bò, gà, lợn….)

Không quá lạm dụng móng giò, chân dê, chân chó

Tâm lý người nhà thường ép các mẹ sau sinh ăn thật nhiều đồ ăn để tiết sữa như: móng giò, chân dê, chân chó hầm, cơm... Nhưng thực chất lượng sữa tiết ra nhiều hay ít không phải hoàn toàn phụ thuộc vào ăn nhiều mà quan trọng nhất là phải cho con bú thường xuyên và bú đúng cách, ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái.

Cơ chế tiết sữa phụ thuộc nhiều vào yếu tố thần kinh. Khi con bú, sẽ kích thích vào các đầu dây thần kinh ở núm vú tạo thành luồng thần kinh ra thùy sau của tuyến yên tiết ra 2 nội tiết tố là: Prolactin và ocytixin.

Prolactin kích thích tuyến sữa sản xuất ra sữa còn ocytoxin kích thích cơ trơn của tuyến vú bài tiết ra sữa. Vì vậy, nếu không cho con bú hoặc dùng các dụng cụ hút sữa thì dù có ăn rất nhiều cũng không thể có sữa.

Việc ép các mẹ sau sinh ăn thật nhiều móng giò, chân dê, chân chó hầm như vậy sẽ không giữ được sự cân bằng của 4 nhóm chất thiết yếu, ảnh hưởng tới chất lượng sữa của mẹ. Mặt khác, các loại thực phẩm như móng giò, chân dê, chân chó không cung cấp nhiều đạm nên chất lượng sữa không tốt như mẹ ăn các chất đạm khác (thịt bò, gà, lợn….)

Nếu các mẹ đã nặng cân sẵn và muốn giảm cân thì không nên ăn quá nhiều những thức ăn có nguồn gốc tinh bột. Nên ăn các thực phẩm giầu chất dinh dưỡng như: sữa không đường, hoa quả không ngọt, nhiều rau xanh và cần thiết có thể bổ sung các thực phẩm chức năng cung cấp các vi chất dinh dưỡng thì chất lượng sữa của mẹ sẽ rất tốt.

Lưu ý, cần bổ sung nhiều nước và ăn các thức ăn nhiều nước như: cháo, súp, sữa...

 Mẹ sau sinh ăn uống thế nào để gọi sữa về vừa nhanh, vừa nhiều, vừa tốt?  - Ảnh 6.

Không lạm dụng ăn quá nhiều chân dê hầm.

Một số biện pháp gọi sữa về nhanh chóng sau sinh:

  • Cho con bú ngay lập tức hoặc càng sớm càng tốt. 

  • Massage ngực nhẹ nhàng để kích thích các tuyến sữa. 

  • Uống nhiều nước ấm. 

  • Ăn uống khoa học, đa dạng các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất. 

  • Mẹ cần phải được ngủ đủ giấc. Ngủ đủ 8-10h/ngày.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 7 lời khuyên để mẹ luôn có sữa dồi dào cho con bú.

Thanh Loan - Theo sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm