Việc phát hiện thấy máu trong tinh dịch có thể khiến bạn lo ngại, nhưng tình trạng này thường được điều trị dễ dàng và thường không có gì phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện ra máu khi bạn xuất tinh, tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để phát hiện ra nguyên nhân và bắt đầu điều trị, nếu cần.
Máu trong tinh dịch trông như thế nào?
Máu trong tinh dịch thường ở dạng các vệt đỏ tươi, đây là dấu hiệu của một vết thương mới. Còn nếu máu chứa các cục máu đông, hoặc có màu nâu sẫm thì nghĩa là máu đã chảy từ khá lâu. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận thấy tinh dịch của mình có màu hồng.
Tại sao có máu trong tinh dịch của tôi?
Hầu hết các nguyên nhân gây ra máu trong tinh dịch là lành tính và không nghiêm trọng. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến máu xuất hiện trong tinh dịch là viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm túi tinh - tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng túi tinh - tuyến sản xuất chất lỏng cho việc xuất tinh.
Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như lậu và chlamydia, cũng có thể khiến xuất hiện máu trong tinh dịch, hoặc cũng có thể do phẫu thuật hoặc chấn thương gần đây.
Herpes sinh dục và trichomonas là những bệnh lây truyền tình dục khác cũng có thể gây ra tình trạng này này.
Khi nào tôi nên lo lắng về máu trong tinh dịch?
Có một vài nguyên nhân ít phổ biến hơn làm xuất hiện máu trong tinh dịch của bạn, và thường nghiêm trọng hơn. Bao gồm:
Tôi nên làm gì?
Nếu bạn thấy có máu trong tinh dịch của mình, hãy đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân và liệu có cần điều trị thêm không. Họ sẽ hỏi tần suất bạn đã gặp vấn đề này và hỏi về các triệu chứng khác.
Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng, tuổi và tiền sử bệnh của bạn, cũng như đo huyết áp và tiến hành kiểm tra tinh hoàn và bụng. Có thể cần phải kiểm tra trực tràng, xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu để loại trừ các nhiễm trùng lây qua đường tình dục (STI). Kết quả của các xét nghiệm này sau đó sẽ xác định xem bạn có cần thăm khám gì thêm hay không.
Nếu có bất cứ điều gì bất thường trong khi hỏi bệnh, khám hoặc xét nghiệm cho thấy nguyên nhân tiềm ẩn nghiêm trọng, bạn sẽ được giới thiệu đến các bác sĩ chuyên khoa sâu hơn, chẳng hạn như bác sĩ tiết niệu để điều trị các vấn đề của hệ thống tiết niệu. Nếu vấn đề được cho là do nhiễm trùng tiết niệu đơn giản, bạn có thể được điều trị bằng kháng sinh. Nếu nó được cho là có liên quan đến STI, bạn có thể được chuyển đến Phòng khám Sức khỏe Tình dục để điều trị và theo dõi. Với trường hợp bị huyết áp cao sẽ được điều trị riêng.
Điều trị
Kế hoạch điều trị của bạn sẽ phụ thuộc vào kết quả khám và xét nghiệm. Nếu có biểu hiện nhiễm trùng hoặc viêm, kháng sinh hoặc thuốc chống viêm sẽ giải quyết hầu hết các triệu chứng. Nếu vấn đề nghiêm trọng hơn, bác sĩ tiết niệu có thể sẽ tiến hành siêu âm và có thể sinh thiết tuyến tiền liệt.
Hầu hết các nguyên nhân gây xuất hiện máu trong tinh dịch không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, trừ khi nguyên nhân là một số bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong một số trường hợp.
Nếu bạn điều trị các bệnh ở tuyến tiền liệt trong thời gian gần đây thì máu sẽ chỉ xuất hiện trong tinh dịch trong vòng ba đến bốn tuần, tuy nhiên hãy thông báo cho bác sĩ hoặc y tá của bạn để họ theo dõi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Xuất tinh ra máu: Bình thường hay nghiêm trọng?
Với tỷ lệ mắc cao ở người cao tuổi, loãng xương là mối đe dọa tiềm tàng dẫn đến gãy xương và suy giảm chất lượng cuộc sống. Cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả để đối phó với căn bệnh này!
Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.
Tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến quá trình dậy thì ở nữ giới. Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng, hạn chế các thực phẩm không lành mạnh sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và giảm thiểu các nguy cơ liên quan đến dậy thì sớm.
Trẻ em ngày nay có xu hướng dậy thì sớm. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố góp phần gây dậy thì sớm ở trẻ.
Da của chúng ta là cơ quan lớn nhất của cơ thể và nhiều tình trạng da có cả biểu hiện bên trong và bên ngoài. Chỉ có một số ít nghiên cứu đã xem xét cách chế độ ăn uống có thể tác động đến một số tình trạng da liễu nhất định. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê danh sách các tình trạng da phổ biến và cách chế độ ăn uống có thể giúp ích hoặc gây hại cho làn da của bạn.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.