Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Xuất tinh ngược dòng và điều trị hiếm muộn ở nam giới

Xuất tinh ngược dòng là một tình trạng xuất tinh bất thường trong đó tinh dịch không xuất ra ngoài cơ thể qua niệu đạo mà đi ngược vào bàng quang.

Thế nào là bệnh xuất tinh ngược dòng?

Xuất tinh ngược dòng là một tình trạng xuất tinh bất thường trong đó tinh dịch không xuất ra ngoài cơ thể qua niệu đạo mà đi ngược vào bàng quang. Sau khi giao hợp hoặc thủ dâm, người bệnh đi tiểu thấy nước tiểu có lẫn những lợn cợn màu trắng đục.

Triệu chứng bệnh xuất tinh ngược dòng

  • Nam giới có cảm giác cực khoái nhưng không thấy tinh dịch xuất hiện sau mỗi lần giao hợp.
  • Sau khi quan hệ tình dục khi đi tiểu thấy lợn cợn màu trắng đục có lẫn trong nước tiểu.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh xuất tinh ngược dòng là gì?

Nguyên nhân của bệnh xuất tinh ngược có thể do bàng quang vẫn mở thay vì đóng trong khi xuất tinh gây ra tình trạng tinh dịch đi ngược vào bàng quang do các yếu tố sau:

  • Các tình trạng bệnh lý gây tổn thương các sợi thần kinh giao cảm trung gian vùng cổ bàng quang và cơ thắt tuyến tiền liệt khiến cho các cơ vòng ở vùng này bị mất khả năng co thắt.
  • Bệnh tiểu đường, bệnh đa xơ cứng
  • Sau phẫu thuật cắt bỏ u xơ tuyến tiền liệt, cắt bỏ đại tràng, các phẫu thuật vùng tiểu khung
  • Các biến chứng bệnh lý cột sống như thoái hóa, gai đôi, dị dạng
  • Tác dụng phụ của thuốc như các thuốc điều trị bệnh tâm thần, tăng huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt
  • Dị tật bẩm sinh ở niệu đạo và bàng quang
  • Nam giới thường xuyên kìm hãm việc xuất tinh khi quan hệ tình dục và các nguyên nhân khác.

Xuất tinh ngược dòng có nguy hiểm không?

Xuất tinh ngược dòng tuy không gây ảnh hưởng nhiều tới đời sống tình dục nhưng lại là một nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn ở nam giới.

Xuất tinh ngược dòng và điều trị hiếm muộn ở nam giới 

Các bước điều trị cho bệnh nhân xuất tinh ngược dòng như sau:

  • Bác sĩ Nam Khoa thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân
  • Bệnh nhân uống thuốc nhằm kiềm hóa nước tiểu trước khi làm xét nghiệm tinh dịch đồ
  • Bác sĩ Nam Khoa đọc kết quả tinh dịch đồ.
  • Bệnh nhân tiến hành làm thụ tinh ống nghiệm bằng tinh trùng thu được trong nước tiểu sau khi thủ dâm hoặc phương pháp trích xuất tinh trùng từ mô sinh thiết tinh hoàn (TESE).

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Xuất tinh ngược dòng

Huỳnh Quốc Thái - Theo Bệnh viện Từ Dũ
Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Những điều cần biết về tư thế ngủ của bạn

    Có lẽ bạn đã nghe nói rằng việc có tư thế tốt là khá quan trọng. Điều đó cũng đúng với tư thế ngủ của bạn. Các tư thế ngủ khác nhau có ảnh hưởng đến vai, cổ và cột sống của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi tìm tư thế ngủ lành mạnh nhất cho mình.

  • 01/10/2023

    Bảy dấu hiệu viêm mạn tính

    Để duy trì một sức khỏe tốt, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu viêm nhiễm có thể xuất hiện trên cơ thể. Chúng được coi là các tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và béo phì.

  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

Xem thêm