Mất khứu giác là một trong số những triệu chứng đầu tiên của việc nhiễm COVID-19. Và ngay từ khi đại dịch mới bắt đầu, rất nhiều người đã nói về việc họ không thể cảm nhận được các mùi hương sau khi bị nhiễm virus. Mặc dù không phải tất cả các bệnh nhân nhiễm COVID-19 đều gặp phải tình trạng này, nhưng đa số mọi người đều bị mất khứu giác và tình trạng này có thể kéo dài khá lâu sau khi đã khỏi bệnh.
Theo một nghiên cứu mới đây trên tạp chí JAMA Otolaryngology-Head & Neck Surgery thống kê rằng, có khoảng 700.000 đến 1,6 triệu người ở Mỹ đã từng nhiễm COVID-19 và bị mất khứu giác hoặc thay đổi khứu giác kéo dài trên 6 tháng. Và theo các nhà nghiên cứu, đây vẫn là con số thống kê chưa đầy đủ
Vì có một số lượng lớn người bệnh gặp phải tình trạng thay đổi khứu giác và tình trạng này có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nên các nhà nghiên cứu đã gọi tình trạng mất khứu giác lâu dài liên quan đến COVID là một vấn đề về sức khỏe cộng đồng.
Nghiên cứu này xem xét số lượng ca nhiễm COVID-19 mới tại Mỹ, đặc biệt là những ca mới mắc trong khoảng từ tháng 1/2020 đến tháng 7/2021. Những nhà nghiên cứu đã so sánh tỷ lệ nhiễm khuẩn này với dữ liệu từ các nghiên cứu cho thấy 52.7% số người bệnh COVID-19 đã bị mất khứu giác, nhưng 95.3% đã lấy lại được khứu giác. Sử dụng tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ mất khứu giác từ 2 nghiên cứu trên, các nhà nghiên cứu đã ước tính được có bao nhiêu người bệnh bị mất khứu giác nhưng không hồi phục. Dữ liệu này đã gợi ý một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại về tình trạng mất khứu giác và sự cần thiết của một nghiên cứu về việc điều trị tình trạng mất khứu giác này. Trước khi đại dịch diễn ra, có khoảng 13,3 triệu người trưởng thành trên 40 tuổi đã bị rối loạn khứu giác hoặc mất khứu giác tại Mỹ. Con số này tăng lên đáng kể trong suốt đại dịch và có xu hướng sẽ còn tăng thêm.
Một số người cho rằng việc bị mất khứu giác là một hậu quả nhỏ so sánh với các hậu quả khác mà COVID-19 để lại, bao gồm các vấn đề về tim, phổi và thậm chí là tử vong. Nhưng các tác giả nghiên cứu đã quyết định việc mất khứu giác là một vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng được quan tâm vì sự ảnh hưởng của tình trạng này đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là ảnh hưởng đến các vấn đề về y tế và chất lượng cuộc sống.
Sự an toàn là một vấn đề đáng được quan tâm vì những người bị rối loạn khứu giác sẽ không thể nhận ra các mùi nguy hiểm và mùi thức ăn ôi thiu. Và do đó, đây được coi là một mối nguy tiềm ẩn vì người bị mất khứu giác sẽ không thể ngửi được mùi khói từ một đám cháy hoặc bị rò rỉ bình ga. Thậm chí, với những người sử dụng khứu giác để làm việc, như đầu bếp hoặc cứu hỏa, thì việc mất đi khứu giác sẽ khiến họ phải thay đổi công việc. Những người bị rối loạn khứu giác cũng sẽ bị giảm cảm giác ngon miệng và có thể bị sụt cân vì không thể ngửi được mùi đồ ăn.
Ngoài các vấn đề liên quan đến y tế, mất khứu giác cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như sẽ không thể ngửi được mùi thơm của hoa cỏ. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, không thể ngửi được có thể gây ảnh hưởng đến các vấn đề về xã hội và tinh thần, ví dụ như không thể nhận ra tình trạng vệ sinh cá nhân của mình.
Người bệnh COVID-19 có thể khôi phục được khứu giác hay không?
Mất khứu giác khá khó để điều trị, và gần như không có cách nào để khôi phục được cả. Tuy vậy, việc tập luyện cho khứu giác có thể sẽ giúp ích. Việc tập luyện sẽ bao gồm việc ngửi 4 mùi hương khác nhau, mỗi mùi ngửi khoảng 10-15s, 2 ngày một lần trong vòng 3 tháng. Trong khi ngửi, hãy luôn tưởng tượng và nghĩ xem đồ vật đó sẽ có mùi như thế nào. Ví dụ, bạn có thể ngửi một thanh quế và cố gắng tưởng tượng hoặc tìm lại trong trí nhớ xem quế có mùi như thế nào. Việc tập luyện này sẽ có ích trong việc tái tạo lại một cách tự nhiên các dây thần kinh hoặc giúp khứu giác của bạn được cải thiện. Tuy nhiên, tại sao việc tập luyện lại giúp cải thiện khứu giác và cơ chế cải thiện như thế nào thì hiện nay chưa được biết rõ.
Nếu bạn bị mất khứu giác kéo dài sau khi nhiễm COVID-19, thì bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hướng dẫn quan hệ tình dục an toàn hơn trong mùa COVID-19
Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?
Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.
Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không
Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.