Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mắc COVID-19 lần 2 sau khi đã được chữa khỏi?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện tại chưa có đủ bằng chứng chứng minh rằng con người có thể bị mắc COVID-19 trở lại sau khi đã hồi phục từ lần mắc đầu tiên. Vẫn cần nhiều nghiên cứu để khẳng định thêm về điều này, và điều này dường như có liên quan trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể.

Hàn Quốc là một trong số những quốc gia có báo cáo về việc phát hiện các trường hợp tái mắc COVID-19. Theo các báo cáo của nước này, một số trường hợp được phát hiện đã dương tính trở lại, khi mà lần đầu tiên được xét nghiệm dương tính và đã được điều trị về âm tính. Những người này cũng biểu hiện những triệu chứng tương tự như lần mắc bệnh đầu tiên bao gồm: sốt, ho, đau họng và mệt mỏi.

Theo các chuyên gia y tế Hàn Quốc, điều này là hiếm gặp và có ít trường hợp có thể tái mắc trở lại một cách nhanh chóng, song cũng có trường hợp virus tái hoạt động và khiến cơ thể lại mắc bệnh lần nữa. Đồng thời, các chuyên gia y tế Hoa Kỳ cũng đưa ra nhận định rằng họ không nghĩ đến khả năng virus tái hoạt động trở lại do không quan sát thấy khả năng này ở nhiều chủng virus corona khác.

Cũng theo WHO, hiện tại chưa đủ bằng chứng để hiểu rõ tại sao một số người có thể tái mắc sau khi khỏi bệnh. Một lý giải được đưa ra là có thể virus chưa bao giờ rời khỏi cơ thể, và mặc dù các biện pháp kiểm tra đánh giá đều không phát hiện ra chúng, song chúng vẫn tồn tại và chỉ chờ thời điểm bùng phát.

Không phải là tái hoạt động, mà là sự bùng phát trở lại

Các chuyên gia về virus tin rằng việc tái mắc dường như không phải là do virus tái hoạt động trở lại, mà là do sự bùng phát của số lượng những virus còn sót lại trong cơ thể.

Gần đây nhất, những bằng chứng được tìm thấy tại Hồng Kong và Trung Quốc cho thấy nhiều bệnh nhân vẫn phát hiện còn virus ở vùng đáy phổi và ruột trong khoảng thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng. Theo một nghiên cứu tiến hành trên 60 người mắc COVID-19 tại Hồng Kong cho thấy, họ vẫn tìm thấy sự hiện diện của các mảnh RNA – dạng mã di truyền của virus trong cơ thể sau 33 ngày kể từ khi nhiễm virus dù đã điều trị, và không tìm thấy sự hiện diện của virus trong các mẫu bệnh phẩm lấy từ đường hô hấp theo cách xác định bằng dịch mũi hay dịch họng. Điều này có thể gợi ý rằng virus vẫn tồn tại trong cơ thể, kể cả khi chúng ta không phát hiện ra chúng bằng các cách thông thường, và chúng có thể gây bùng phát bệnh trở lại nếu cơ thể suy yếu.

Corona virus là dạng nhân RNA, giống như SARS, COVID-19 không có thời gian  “ngủ đông”, và điều này có thể giải thích vì sau chúng không thể tái hoạt động trở lại được. Một số virus như herpes hay HIV có khả năng sao chép mã DNA của vật chủ mới có khả năng này.

Virus có thể suy giảm tùy thuộc hệ miễn dịch của từng người

Việc hệ miễn dịch đấu tranh chống lại virus là một quá trình lâu dài và mạnh mẽ. Quá trình này tùy thuộc vào từng hệ thống miễn dịch của từng người. Có những người có thể loại bỏ virus chỉ trong một thời gian ngắn, song cũng có những người mất vài tuần, thậm chí là lâu hơn.

Khi cơ thể đấu tranh chống lại virus, hệ miễn dịch có thể thắng nhưng cũng có thể thua cuộc. Điều này dẫn tới việc virus có thể phát triển trở lại và gây bùng phát bệnh. Các chuyên gia đưa ra gợi ý rằng những người có hệ miễn dịch suy giảm như người cao tuổi hay người có các bệnh tiềm ẩn có khả năng tái mắc COVID-19. Tuy nhiên, điều này vẫn cần nghiên cứu thêm để có thể khẳng định chắc chắn.

Cần thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định

Tại Trung Quốc, các bác sỹ nước này đã dùng phương pháp xét nghiệm phân để khẳng định bệnh nhân khỏi bệnh và hết hoàn toàn virus. Theo đó, virus dường như tồn tại lâu hơn trong ruột, và việc xét nghiệm phân là một sáng kiến để có thể khẳng định rằng virus đã bị đào thải hoàn toàn khỏi cơ thể.

Việc kiểm tra kháng thể có thể giúp kiểm soát tình trạng lây lan trong cộng đồng, và có thể cho phép một số địa điểm có thể hoạt động trong thời điểm giãn cách xã hội. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì đây không phải là biện pháp tối ưu hoàn toàn trong thời điểm hiện tại.

Lời kết

Hàn Quốc, cũng như một số nước khác, đã báo cáo nhiều trường hợp được phát hiện đã dương tính trở lại với COVID-19, trong khi lần đầu tiên được xét nghiệm dương tính và đã được điều trị về âm tính. Những người này có các triệu chứng tương tự như lần mắc bệnh đầu tiên bao gồm: sốt, ho, đau họng và mệt mỏi.

Theo các chuyên gia, một số người vẫn có khả năng tái mắc bệnh, song vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được giải đáp. Tuy vậy, việc tái mắc COVID-19 đa phần được được coi là sự bùng phát trở lại của một phần virus còn sót lại trong cơ thể khi hệ miễn dịch suy yếu, chứ không phải khả năng tái hoạt động trở lại của virus sau một thời gian “ngủ đông”.

Trên hết, việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, rửa tay và đeo khẩu trang vẫn là cần thiết nhất để phòng tránh sự lây lan của virus trong cộng đồng. Người khỏi bệnh, xét nghiệm âm tính với Covid-19 vẫn cần được theo dõi thêm vài tuần.

Tham khảo thêm thông tin tại: Quá trình bào chế vắc xin COVID-19 nhanh chưa từng thấy: 70 loại đang được phát triển, 3 trong số này là ứng viên cực kỳ sáng giá

 

 

 

Bình luận
Tin mới
  • 08/05/2024

    7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

    Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

  • 08/05/2024

    4 dấu hiệu "cờ đỏ" cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ

    Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ trong gan dư thừa quá nhiều, gây ảnh hưởng đến chức năng của gan. Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh rất quan trọng với việc điều trị.

  • 08/05/2024

    Thực phẩm tăng khả năng chữa lành của đường ruột

    Chữa lành đường ruột đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể, từ tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng đến hoạt động của hệ thống miễn dịch và kiểm soát tâm trạng. Ưu tiên ăn những thực phẩm này trong chế độ ăn uống có thể thúc đẩy quá trình chữa lành đường ruột.

  • 08/05/2024

    Lupus ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

    Lupus có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn, nhưng việc dùng thuốc có thể giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng bệnh. Ngoài ra còn có các biện pháp bạn có thể tự thực hiện để tránh ảnh hưởng của bệnh lupus lên tim, da, thận, mắt và các khu vực khác trên cơ thể.

  • 07/05/2024

    5 thực phẩm giàu protein cho người ăn chay để giảm cân

    Bổ sung thực phẩm giàu protein có thể giúp kiềm chế cơn thèm ăn, tránh ăn quá nhiều hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Với người ăn chay nên bổ sung protein qua những thực phẩm nào?

  • 07/05/2024

    Trẻ tuổi teen hút thuốc lá điện tử dễ nhiễm kim loại độc hại

    Thực tế đáng báo động hiện nay là thuốc lá thế hệ mới ngày càng phổ biến với giới trẻ. Nghiên cứu cho thấy, thói quen hút thuốc lá điện tử dạng vape khiến trẻ vị thành niên có nguy cơ nhiễm kim loại độc hại.

  • 07/05/2024

    Dấu hiệu nhận biết viêm amidan mủ ở trẻ em

    Viêm amidan mủ ở trẻ (hay viêm amidan hốc mủ) là một dạng viêm mạn tính, xuất hiện các hốc mủ trắng xung quanh amidan và vòm họng. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng còn yếu, vi khuẩn và virus dễ tấn công và để lại biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

  • 07/05/2024

    Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng

    Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống rượu và ung thư đại trực tràng. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy mối liên hệ này càng trở nên mạnh mẽ hơn khi tiêu thụ nhiều rượu hơn.

Xem thêm