Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lời khuyên tập luyện cho người bệnh viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến gây đau khớp và có thể dẫn đến hạn chế khả năng vận động. Người bệnh cần tập thể dục để tăng sức mạnh và khả năng linh hoạt. Tuy nhiên, nếu không hiểu biết, tập luyện có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Viêm khớp vảy nến là một loại viêm khớp, được phát hiện trên những bệnh nhân vảy nến. Có khoảng 30% bệnh nhân bị vảy nến da bị viêm khớp vảy nến. Đây là một loại viêm khớp mạn tính, có thể trở nên nặng hơn theo thời gian. Bệnh gây đau, sưng và cứng khớp, hạn chế vận động. Hiện không có cách chữa trị triệt để cho căn bệnh này. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị và thay đổi lối sống, chẳng hạn như tập thể dục, có thể giúp cải thiện các triệu chứng, nâng cao chất lượng sống.

Sau đây là một số hình thức tập luyện thể chất tốt nhất có thể giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến viêm khớp vảy nến.

Thái cực quyền

Thái cực quyền là một hình thức tập luyện nhẹ nhàng phù hợp với người mắc viêm khớp vảy nến. Nó tập trung vào hơi thở, chuyển động nhẹ nhàng và thiền định. Những động tác tập vừa phải mang lại những lợi ích cho sức khỏe như cải thiện sức bền và giúp giảm cân. Tập thái cực quyền cũng có thể giúp giảm đau và cứng khớp đồng thời cải thiện phạm vi chuyển động.

Một nghiên cứu năm 2016 đã so sánh thái cực quyền với vật lý trị liệu cho những người bị viêm xương khớp. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng thái cực quyền giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và chứng trầm cảm liên quan đến viêm khớp.

Yoga

Lợi ích của yoga bao gồm cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt. Ngoài ra, theo một nghiên cứu năm 2014, yoga cũng có thể giúp tăng ngưỡng đau. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người thường xuyên tập yoga có khả năng chịu đau cao gấp đôi so với những người không tập yoga.

Lời khuyên tập luyện cho người bệnh viêm khớp vảy nến 

Yoga giúp người bệnh viêm khớp vảy nến giảm đau và trở nên linh hoạt hơn.

Đi bộ

Đi bộ là một hoạt động thể chất có tác động thấp, có thể giúp ích cho những người bị viêm khớp vảy nến. Đi bộ có thể giúp tăng cường sức mạnh, cải thiện khả năng vận động của khớp và giúp tập luyện tim mạch một cách nhẹ nhàng.

Nếu viêm khớp vảy nến ảnh hưởng đến đầu gối, bàn chân hoặc mắt cá chân, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc chèn giày bằng miếng lót chuyên dụng hoặc các dụng cụ hỗ trợ đi bộ khác để giảm căng thẳng cho các khớp bị ảnh hưởng.

Bơi lội

Bơi lội giúp rèn luyện sức khỏe toàn thân. Bơi có thể cải thiện độ cứng khớp và làm thư giãn các cơ. Bơi lội cũng có tác động thấp, có nghĩa là người bệnh có thể tập luyện mà không gây căng thẳng cho các khớp. Người bệnh có thể bơi, đi bộ dưới nước, tập aerobic dưới nước đều có tác dụng tốt với bệnh viêm khớp vảy nến. Tuy nhiên, người viêm khớp vảy nến nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về các bước chăm sóc da trước, trong và sau khi bơi lội.

Lời khuyên tập luyện cho người bệnh viêm khớp vảy nến 

Bơi lội tốt cho người bệnh khớp nói chung và bệnh viêm khớp vảy nến nói riêng.

Đạp xe

Đạp xe mang lại nhiều lợi ích cho những người muốn có một sức khỏe tốt và đây cũng là lựa chọn tốt với người đang sống chung với bệnh viêm khớp vảy nến. Đạp xe được coi là hoạt động ít tác động tới vùng khớp, giảm nguy cơ chấn thương hoặc ảnh hưởng quá nhiều tới một cơ hay khớp cụ thể. Người tập nên luân phiên giữa đạp xe và các bài tập aerobic ít tác động lên khớp khác như đi bộ và bơi lội.

Tập luyện với tạ

Nâng tạ có thể giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ các khớp chắc khỏe. Nếu sức khỏe cho phép, người bệnh nên có kế hoạch tập luyện với tạ 2-3 lần mỗi tuần. Khi tập có thể sử dụng đai hỗ trợ nếu khớp bị đau. Dùng đai giúp hỗ trợ cơ bắp trong lúc tập luyện mà không gây áp lực quá mức lên khớp.

Bài tập nào nên tránh?

Một số bài tập có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của viêm khớp vảy nến. Ví dụ, các bài tập gây áp lực lên các khớp có thể dẫn đến đau hoặc cứng khớp. Các bài tập này bao gồm chạy, luyện tập cường độ cao hoặc chơi các môn như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tennis, cầu lông. Nên ngừng thực hiện bất kỳ bài tập nào khiến các triệu chứng bệnh viêm khớp vảy nến trở nên trầm trọng hơn và nên tham khảo ý kiến của huấn luyện viên (nếu bạn tập tại phòng tập) hoặc bác sĩ trị liệu.

Mẹo chăm sóc

Viêm khớp vảy nến có thể ảnh hưởng đến bàn tay và bàn chân, sưng đau, gây cứng khớp. Để giúp giảm đau ở những vùng này, đặc biệt là khi tập thể dục, người bệnh nên chăm sóc tốt bàn tay và bàn chân trước hoặc sau khi tập thể dục. Có thể sử dụng dụng cụ để mát-xa cổ tay và gan bàn chân. Mang găng tay để tránh chấn thương. Khởi động kỹ, xoa bóp các khớp cho mềm. Dành khoảng thời gian nghỉ ngơi hợp lý khi tập thể dục và khi đi bộ đường dài. Nếu bị sưng đau có thể áp dụng chườm lạnh hoặc chườm nóng để giảm sưng hoặc đau. Thường xuyên tập kéo giãn bàn chân và chân. Sử dụng miếng lót giày để giúp giảm đau khi đi bộ. Mua giày dép phù hợp với việc tập luyện để có tác dụng hỗ trợ, ổn định và không làm chấn thương hay phồng rộp ở chân. Có thể ngâm tay và chân vào nước ấm trong thời gian ngắn để giảm đau khớp và sử dụng kem dưỡng ẩm sau đó để da không bị khô.

Tóm lại, người bệnh viêm khớp vảy nến chỉ nên tập thể dục ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Thể dục sẽ giúp giảm bớt chứng viêm và cứng khớp. Tuy nhiên, những người bị viêm khớp vảy nến nên tránh bất kỳ bài tập nào gây thêm áp lực cho khớp. Nếu tập luyện gây đau cho khớp, tốt nhất nên ngừng tập và tham vấn bác sĩ điều trị.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: 5 lời khuyên giúp kiểm soát bệnh vẩy nến ở chân.

BS. Nguyễn Hà Thu - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm