Trái thơm (dứa, khóm) là loại trái cây nhiệt đới rất ngon và lành mạnh.
Trái thơm bắt nguồn từ Nam Mỹ, đây là nơi các nhà thám hiểm châu Âu đã đặt tên nó là pineapple vì trái này giống quả thông (pine: cây thông).
Trái thơm có nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các hợp chất như enzyme chống viêm, bệnh tật. Sau đây là 8 lợi ích của quả thơm.
1. Trái thơm có nhiều chất dinh dưỡng
Thơm tuy ít calories nhưng chúng có một nguồn dinh dưỡng khá ấn tượng.
Một trái thơm bao gồm: chất béo: 1.7 gram, chất đạm: 1 gram, carbohydrate: 21.6 gram, chất xơ: 2.3 gram, vitamin C: 131% và chất mangan: 76%, vitamin B6: 9%, đồng: 9%, thiamin: 9%, folate: 7%, kali: 5%, magie: 5%, niacin: 4%, acid pantothenic: 4%, riboflavin: 3% và sắt cũng chiếm 3%. Trái thơm cũng chứa nhiều vitamin A và vitamin K, photpho, kẽm, canxi.
2. Trái thơm có chất chống oxy hóa
Ngoài các chất dinh dưỡng thiết yếu, thơm cũng có nhiều chất chống oxy hóa.
Chất chống oxy hóa là phân tử giúp cơ thể chống ứng kích oxy hóa.
Ứng kích oxy hóa là giai đoạn cơ thể có quá nhiều gốc tự do của phân tử độc hại. Các gốc tự do của phân tử tiếp xúc với tế bào cơ thể và gây ra tình trạng hủy hoại có liên quan đến viêm mãn tính. Đây là hệ miễn dịch bị yếu đi và từ đó chúng gây ra nhiều bệnh khác nhau.
Thơm có nhiều flavonoid và phenolic acid, đây là các hóa chất chống oxy hóa mạnh.
Hơn nữa, chất chống oxy hóa của thơm là hợp chất liên kết. Như vậy, chất chống oxy hóa sẽ tồn tại trong cơ thể có tình trạng khắc nghiệt và chúng sẽ có tác dụng lâu bền, hiệu quả hơn.
3. Enzyme của trái thơm có thể giúp tiêu hóa tốt hơn
Thơm có một loại enzyme đặc biệt gọi là bromelain.
Bromelain hoạt động như proteases. Các hợp chất này nghiền nát phân tử protein để tạo thành khối chẳng hạn như acid amino và peptit nhỏ.
Một khi phân tử protein được nghiền nát, chúng sẽ dễ hấp thu vào ruột non. Đây là điểm lợi lớn đối với người bị suy tuyến tụy (tụy không tạo ra được enzyme tiêu hóa).
4. Thơm có thể giảm nguy cơ ung thư
Ung thư là căn bệnh mãn tính do các tế bào tăng trưởng không kiểm soát gây ra.
Quy trình này thường liên quan đến ứng kích oxy hóa và viêm mãn tính.
Một số nghiên cứu cho thấy thơm và hợp chất của nó làm giảm nguy cơ ung thư.
Một trong các hợp chất enzyme tiêu hóa là bromelain. Nghiên cứu ống nghiệm đã cho thấy bromelain cũng giúp cơ thể chống ung thư.
Hai nghiên cứu tại ống nghiệm cho thấy chất bromelain giảm sự tăng trưởng của tế bào ung thư vú và giảm kích thước tế bào chết.
Các nghiên cứu ống nghiệm khác cũng cho thấy bromelain giảm ung thư da, ung thư ống mật, ung thư thực quản và ung thư đại tràng.
5. Thơm tăng cường hệ miễn dịch và giảm viêm
Trái thơm chứa nhiều vitamin, chất khoáng và bromelain có thể tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm.
Trẻ ăn nhiều thơm có thể giảm nguy cơ nhiễm virus và vi khuẩn, bạch cầu hoạt động tốt hơn.
6. Thơm giảm triệu chứng viêm khớp
Chất bromelain của thơm thường được nhiều người cho rằng chúng là liều thuốc giảm đau cho người bị viêm khớp. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần thêm nghiên cứu để biết được rõ bromelain có giảm đau viêm khớp hay không.
7. Thơm giúp ta phục hồi nhanh hơn sau phẫu thuật hay các bài tập thể dục nhiều
Ăn thơm sẽ giúp chúng ta phục hồi nhanh hơn sau khi phẫu thuật hay tập thể dục quá mức.
Chất chống viêm bromelain giúp chúng ta phục hồi nhanh hơn.
Một nghiên cứu cho thấy một người hấp thu nhiều chất bromelain trước khi đi làm phẫu thuật nha khoa đã giảm thiểu cơn đau và họ cảm thấy tốt hơn.
Tập thể dục quá mức cũng có thể khiến mô cơ bị tổn hại và gây viêm chung quanh cơ. Cơ bị tổn hại không còn nhiều lực và cơn đau kéo dài đến 3 ngày. Chất protease (tương tự như bromelain) được nhiều người tin rằng nó có thể giúp cơ thể phục hồi từ các bài tập thể dục quá mức bằng cách giảm tình trạng viêm ở phần cơ bị tổn hại.
8. Thơm ngon và có thể chế biến thành nhiều món
Thơm có vị ngọt và dễ thêm vào phần ăn của mình. Thơm có thể ăn sống, ép nước, xay sinh tố, làm mứt thơm, thơm sấy dẻo hay thêm thơm vào các món như canh chua, lẩu, salat, pizza, trang trí bánh kem…
Lưu ý: Ăn quá nhiều thơm (sống) có thể khiến bạn bị rát lưỡi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bất ngờ với 15 lợi ích của nước ép lựu.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.