Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Loạn thị có đáng ngại hơn cận thị?

Khi biết con mình bị loạn thị, nhiều bậc phụ huynh rất ngỡ ngàng. Bởi cận thị là khái niệm nhiều người đã biết; và cận thị cũng khá phổ biến trong học đường. Còn loạn thị thì nhiều người vẫn hiểu về nó rất mơ hồ.

Loạn thị có đáng ngại hơn cận thị?

loạn thị

Thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh khúc xạ đang tăng nhanh ở Việt Nam. Với riêng loạn thị, chưa có thống kê đầy đủ, nhưng tại một cuộc khảo sát ở một trường THCS ở Cần Thơ cho thấy, tỷ lệ học sinh mắc tật khúc xạ chiếm tới 45,34%.  Trong số này cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 36%), loạn thị 8,1% và viễn thị 1,16%. Nhìn vào con số này có thể thấy: tỷ lệ loạn thị ở trẻ em ít hơn rất nhiều so với cận thị. Tuy vậy, loạn thị cũng rất đáng được quan tâm bởi tật khúc xạ này hay gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ khó nhìn ở mọi khoảng cách (khác với cận thị chỉ  khó nhìn vật ở xa). Như các tật khúc xạ khác, mắc loạn thị cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhìn mọi vật, gây bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ.

Lấy lại thị lực khi bị loạn thị

Theo định nghĩa của các chuyên gia nhãn khoa, loạn thị là một tật khúc xạ, trong đó hệ thống quang học của mắt không thể quy tụ hình ảnh của một vật rõ nét trên một bình diện (cụ thể ở đây là võng mạc – là lớp màng cảm thụ của mắt). Hậu quả là người bị loạn thị nhìn thấy mọi vật bị mờ đi.

Trong đa số các trường hợp, loạn thị xảy ra khi bề mặt của giác mạc (phần lòng đen của mắt) không có hình dạng của chỏm cầu, thay vào đó có dạng xuyến (với một kinh tuyến cong hơn vuông góc với một kinh tuyến phẳng hơn) hoặc không đều (nhiều kinh tuyến có độ cong khác nhau). Một số trường hợp loạn thị có thể do các mặt cong của các phần khác trong mắt như thể thủy tinh, mặt sau giác mạc gây ra. Loạn thị cũng có thể gặp trong các bệnh lý của mắt như bệnh giác mạc hình chóp, mắt hột, sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật.

loạn thị

Trong đa số các trường hợp, loạn thị thường ở mức độ nhẹ (dưới 1D), không ảnh hưởng đến chức năng thị giác và không cần điều trị. Các trường hợp loạn thị cao hơn (từ 1D) có thể gây khó chịu, đau đầu và nhìn mờ. Loạn thị trên 2D hoặc loạn thị một mắt không được điều trị có thể dẫn đến nhược thị là tình trạng mắt không thể nhìn rõ ngay cả khi được chỉnh kính. Các trường hợp này cần được phát hiện sớm và điều trị theo hướng điều trị nhược thị.

Người bị loạn thị có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để lấy lại được thị lực. Đeo kính là phương pháp phổ biến và thuận tiện. Kính trụ có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với kính cận, viễn hoặc hai tròng cho người lão thị hoặc sau mổ thể thủy tinh.

Kính tiếp xúc cứng (áp tròng) có thể điều chỉnh loạn thị do tạo ra một bề mặt mới trước giác mạc. Kính tiếp xúc mềm cũng có loại điều chỉnh loạn thị những cần được hướng dẫn đặc biệt. Kính tiếp xúc cho hình ảnh rõ và thị trường rộng hơn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, kính tiếp xúc cần được vệ sinh và chăm sóc kỹ hơn so với kính đeo.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng kính tiếp xúc chỉnh hình giác mạc (là kính tiếp xúc cứng với độ cong phù hợp để nắn lại giác mạc). Bệnh nhân thường đeo qua đêm vào tháo kính ra vào buổi sáng. Người bị loạn thị nhẹ có thể nhìn rõ trong ngày mà không cần đeo kính. Tuy nhiên, khi ngừng đeo kính tiếp xúc thì loạn thị lại trở về mức cũ. Phẫu thuật với các máy mổ laser là phương pháp cuối cùng có thể điều trị và cải thiện được tình trạng loạn thị.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Loạn thị: những cách phòng ngừa

Theo Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm