Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Loại vitamin người sau 60 tuổi không nên bỏ qua để tránh đau tim

Sau 60 tuổi, những người dùng statin hoặc các loại thuốc khác để điều trị bệnh tim mạch nên bổ sung vitamin D để giảm thêm nguy cơ đau tim.

1. Bổ sung vitamin D giúp ngăn ngừa đau tim ở người lớn tuổi

Tuổi tác có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là tim. Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh tim hoặc nhồi máu cơ tim càng cao.

PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam cho biết: Nhồi máu cơ tim đã trở thành căn bệnh phổ biến tại Việt Nam. Mỗi năm có hàng trăm nghìn bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim tại các bệnh viện trên toàn quốc. Đây là bệnh lý cấp cứu, tỷ lệ tử vong cao nếu không được cấp cứu kịp thời.

Theo chuyên gia tim mạch đầu ngành PGS. Phạm Mạnh Hùng, nhồi máu cơ tim cấp được định nghĩa là hoại tử cơ tim, bệnh xảy ra do mạch máu bị tắc hẹp ở tim đột ngột một hoặc nhiều nhánh động mạch vành nuôi tim gây thiếu máu cơ tim cục bộ gây tổn thương cơ tim và xuất hiện cơn đau ngực.

Đâu là loại vitamin người sau 60 tuổi không nên bỏ qua để tránh đau tim? - Ảnh 2.

Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh tim hoặc nhồi máu cơ tim càng cao.

(Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia, lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh, áp lực công việc, chủ quan trong việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng nhồi máu cơ tim và ngày càng trẻ hóa.

Ngoài việc áp dụng một lối sống tốt hơn, các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu Lâm sàng Queensland (Australia) đã có nghiên cứu nêu bật những lợi ích của vitamin D, giúp thay đổi tỷ lệ mắc các biến cố tim mạch lớn. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng việc bổ sung vitamin D thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên.

Trong vòng 5 năm (từ 2015-2020), hơn 21.000 người Australia từ 60-84 tuổi uống mỗi tháng một viên nang vitamin D3 60.000 IU hoặc một viên giả dược (10.653 tình nguyện viên). Các tác giả của cuộc khảo sát dài hạn này cũng đảm bảo rằng cả người tham gia và nhân viên đều không biết về sự phân bố của các nhóm nghiên cứu trong quá trình can thiệp.

Các nhà nghiên cứu giải thích rằng trong quá trình theo dõi, đã có 1.336 biến cố tim mạch nghiêm trọng. So với nhóm dùng giả dược, tỷ lệ các biến cố tim mạch lớn ở nhóm dùng vitamin D thấp hơn, đặc biệt là nhồi máu cơ tim (thấp hơn 19%) và tái thông mạch vành (điều trị để khôi phục lưu lượng máu bình thường đến tim - thấp hơn 11%).

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, sau 60 tuổi, những người dùng statin hoặc các loại thuốc khác để điều trị bệnh tim mạch nên bổ sung vitamin D để giảm thêm nguy cơ đau tim. Họ cũng đề nghị tiến hành các nghiên cứu sâu hơn ở những bệnh nhân này.

2. Vitamin D có tác dụng ngăn ngừa đột quỵ hay không?

Cũng trong nghiên cứu trên, cả hai nhóm không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ tai biến mạch máu não (còn gọi đột quỵ) do tắc hoặc vỡ động mạch não. Tuy nhiên trước đó đã có nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin D có tầm quan trọng rất lớn đối với não bộ.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học South Australia (Australia) đã tiến hành phân tích dữ liệu di truyền của 294.512 người từ Ngân hàng sinh học của Anh Biobank. Kết quả đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin D là cách hiệu quả để ngăn ngừa đột quỵ.

Giáo sư Elina Hyppönen, Giám đốc Trung tâm Y tế của Đại học South Australia cho biết: Vitamin D là một tiền chất hormone có nhiều tác dụng khác nhau đối với sức khỏe, bao gồm cả sức khỏe não bộ và tim mạch. Tác dụng bảo vệ này có thể mạnh hơn ở những người dùng statin hoặc các loại thuốc điều trị tim mạch khác ban đầu.

3. Lưu ý khi bổ sung vitamin D cho người lớn tuổi

Tình trạng thiếu hụt vitamin D khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở trẻ dưới 5 tuổi và người trên 65 tuổi. Nhu cầu khuyến nghị về vitamin D cho những người trong độ tuổi từ 1-70 là 600 đơn vị quốc tế (IU), với những người trên 70 tuổi có thể cần tới 800 IU vì họ dễ bị tổn thương hơn.

Nên cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và cân bằng các loại thực phẩm cần thiết. Vitamin D có nhiều trong các loại thực phẩm như sữa, nấm, gan động vật, cá giàu chất béo, thịt đỏ, lòng đỏ trứng,...

Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng rất quan trọng. Nên tắm nắng khoảng 15-20 phút trước 8 giờ sáng cung cấp 90-95% vitamin D cho cơ thể. Mỗi ngày nên dành thời gian hoạt động ngoài trời ít nhất 30 phút để cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin D cần thiết qua da.

Đâu là loại vitamin người sau 60 tuổi không nên bỏ qua để tránh đau tim? - Ảnh 5.

Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng rất quan trọng giúp cơ thể tự tổng hợp vitamin D mỗi ngày.

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là quá nhiều vitamin D cũng gây ra nhiều tác hại, như làm tăng canxi huyết và dẫn đến những tổn thương trong cơ thể. Những người không nhận đủ vitamin D từ ánh nắng mặt trời, chế độ ăn uống có thể không cung cấp đủ vitamin D thì cần phải uống bổ sung theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trước khi bổ sung bất kỳ loại vitamin nào, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe và đưa ra giải pháp bổ sung vitamin D phù hợp.

Những nhóm người cần thận trọng khi bổ sung vitamin D bao gồm: người có vấn đề về thận như suy thận, sỏi thận, sỏi mật; người có phản ứng dị ứng với vitamin D hoặc gặp tác dụng phụ khi sử dụng vitamin D, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, hoặc chóng mặt.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ hoặc bất thường nào sau khi bổ sung vitamin D, nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tham khảo 5 chế độ ăn kiêng tốt nhất để giảm cân sau tuổi 50.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 13/01/2025

    THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN 2025

    Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:

  • 13/01/2025

    6 thực phẩm tốt nhất cho người bệnh viêm phổi

    Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.

  • 13/01/2025

    Các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông và cách phòng tránh

    Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.

  • 12/01/2025

    Bảo vệ và giữ ấm cơ thể khi trời lạnh

    Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.

  • 11/01/2025

    Dị ứng mùa đông: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

    Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé

  • 10/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 10/01/2025

    6 nhóm người nên ăn thịt bò

    Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể và có lợi cho sức khỏe, nhất là với một số nhóm người.

  • 10/01/2025

    Cảm thấy chóng mặt vì cúm? Đây là những điều bạn nên biết

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), virus cúm dễ lây lan và có thể gây ra các triệu chứng khiến bạn phải nằm liệt giường, như sốt, ớn lạnh, hắt hơi, đau nhức cơ, mệt mỏi và đôi khi là chóng mặt.

Xem thêm