Việc tiêu thụ quá nhiều magie, đặc biệt là từ thực phẩm bổ sung hoặc thuốc, có thể dẫn đến quá liều hoặc ngộ độc magie. Tình trạng này, được gọi là tăng magie huyết, xảy ra khi nồng độ magie trong máu quá cao.
Tại sao mọi người lại bổ sung Magie?
Magie là một khoáng chất thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chức năng cơ và thần kinh, sản xuất năng lượng, duy trì sức khỏe xương, góp phần điều hòa đường huyết và huyết áp. Hầu hết mọi người có thể đáp ứng nhu cầu magie từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, một số người cần bổ sung thêm magie thông qua thực phẩm bổ sung hoặc thuốc để đáp ứng nhu cầu hàng ngày.
Việc tiêu thụ quá nhiều magie, đặc biệt là từ thực phẩm bổ sung hoặc thuốc, có thể dẫn đến quá liều hoặc ngộ độc magie. Tình trạng này, được gọi là tăng magie huyết, xảy ra khi nồng độ magie trong máu quá cao. Triệu chứng của quá liều magie thường gặp là các triệu chứng về tiêu hóa, yếu cơ, đau đầu, hạ huyết áp và đỏ bừng mặt. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng.
Các triệu chứng tăng magie máu thường không xuất hiện cho đến khi nồng độ magie đạt mức rất cao. Các triệu chứng khi ngộ độc magie:
Đọc thêm tại bài viết: 10 loại magie và cách sử dụng
Những triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:
Vậy đâu là ngưỡng an toàn khi bổ sung magie?
Thống kê cho thấy trường hợp hấp thụ quá nhiều magie từ chế độ ăn uống rất hiếm gặp vì thận có khả năng bài tiết lượng magie dư thừa qua nước tiểu. Tuy nhiên, việc dùng thực phẩm bổ sung hoặc thuốc có chứa magie có thể dẫn đến quá liều. Mức hấp thụ magie tối đa được khuyến nghị từ thực phẩm bổ sung hoặc thuốc là:
Các mức khuyến nghị theo độ tuổi này áp dụng cho tất cả các đối tượng, bao gồm cả phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Khi bạn vượt quá mức khuyến nghị bổ sung có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, chuột rút và buồn nôn. Bổ sung từ 5.000 mg magie mỗi ngày có thể dẫn đến ngộ độc magie nghiêm trọng, với nguy cơ tụt huyết áp, mạch yếu, khó thở, nhịp tim không đều và tử vong.
Nguồn cung cấp Magie
Hầu hết mọi người có thể đáp ứng nhu cầu magie qua chế độ ăn uống. Magie có nhiều trong các thực phẩm từ thực vật và động vật. Nhóm thực phẩm giàu magie phải kể đến các loại rau lá xanh như rau bina, các loại hạt, đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Nước máy và nước khoáng cũng là nguồn cung cấp magie, nhưng lượng magie có thể khác nhau tùy theo nguồn gốc.
Thực phẩm bổ sung và thuốc chứa magie
Magie có thể được bổ sung dưới nhiều dạng khác nhau như magie citrat, magie oxit, magie clorua, magie glycinate, magie taurat và magie malat. Thành phần magie cũng có mặt trong một số thuốc không kê đơn như thuốc nhuận tràng và thuốc kháng axit.
Nguy cơ ngộ độc Magie
Ngộ độc magie thường hiếm gặp ở những người khỏe mạnh vì bình thường thận sẽ giúp chúng ta loại bỏ lượng magie dư thừa. Tuy nhiên, những người có chức năng thận suy giảm, hoặc những người dùng thuốc chứa magie liều cao trong thời gian dài, có nguy cơ ngộ độc cao hơn. Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật cũng có thể có nguy cơ cao bị quá liều magie nếu được điều trị bằng magie, mặc dù điều này rất hiếm.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Nếu bạn hoặc người khác có triệu chứng của quá liều magie, đặc biệt là nếu bạn đã dùng liều cao thực phẩm bổ sung hoặc thuốc có chứa magie, hoặc có vấn đề về thận, thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Điều trị quá liều Magie
Phương pháp điều trị đầu tiên là ngừng sử dụng thực phẩm bổ sung hoặc thuốc chứa magie. Nồng độ magie có thể giảm trong một hoặc hai ngày sau khi bạn ngừng sử dụng. Đối với tình trạng nặng, các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị như:
Đọc thêm tại bài viết: Magiê ảnh hưởng tới giấc ngủ của bạn như thế nào?
Tạm kết
Trước khi bắt đầu dùng bất kỳ thực phẩm bổ sung nào, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng bạn cần bổ sung và có thể sử dụng các thuốc và sản phẩm đó một cách an toàn. Thực phẩm bổ sung nên được sử dụng theo đúng hướng dẫn và không vượt quá liều khuyến cáo để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.