Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lật mặt 7 hóa chất gây tăng cân và bệnh béo phì

Obesogen là những hợp chất nhân tạo phổ biến, có thể gây tăng cân, béo phì nếu thường xuyên tiếp xúc. Các hóa chất này không trực tiếp gây béo phì nhưng chúng gây rối loạn quá trình trao đổi chất, kích thích tăng sinh tế bào mỡ, mô mỡ và kiểm soát hệ thần kinh.

Lật mặt 7 hóa chất gây tăng cân và bệnh béo phì

Chất liệu nhựa thường chịu nhiệt kém, sẽ bị chảy khi gặp nhiệt cao

 Dưới đây là 7 loại hóa chất dân dụng gây tăng cân và bệnh béo phì:

Phthalates

Phthalates là hợp chất hóa học được thêm vào nhựa để tăng độ dẻo và tuổi thọ. Chúng thường được sử dụng để sản xuất hộp đựng thức ăn, mỹ phẩm, đồ chơi trẻ em, kem chống nắng, chất tẩy rửa... Các nhà nghiên cứu đã chứng minh sử dụng các sản phẩm chứa phthalates có thể gây tăng cân, béo phì, đặc biệt là ở người trưởng thành.

Ngoài ra, phthalates cũng liên quan đến chứng rối loạn sinh sản, bao gồm: Tổn thương DNA trong tinh trùng, tinh hoàn bị nhiễm độc và dậy thì muộn.

Bisphenol A (BPA)

Nghiên cứu trên Tạp chí Quốc tế về môi trường và sức khỏe cộng đồng chỉ ra BPA là chất độc hại làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường ở trẻ em. Ngoài ra, tiếp xúc với hóa chất BPA có thể gây ra tình trạng viêm, vô sinh và thiếu vitamin D. BPA được tìm thấy trong hộp nhựa chứa thức ăn, đồ chơi, thiết bị y tế, hợp chất PVC và chất trám răng, lon nhôm...

Trẻ em có thể bị béo phì nếu tiếp xúc với đồ chơi chứa hóa chất độc hại

Biphenyls polychlorin hóa (PCB)

PCB là hóa chất nhân tạo được ứng dụng trong ngành công nghiệp và thương mại để sản xuất vật liệu điện, giấy, sơn, nhựa và cao su. Hóa chất gây béo phì này bị cấm sử dụng ở Hoa Kỳ từ năm 1979. PCB khó phân hủy, có thể tồn tại trong đất, thiết bị điện, nước uống, cây cỏ, lương thực… Khi cơ thể tiếp xúc với PCB, chúng có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh béo phì, kháng insulin, đái tháo đường type 2 và hội chứng chuyển hóa.

Atrazine (ATZ)

Atrazine là hóa chất có trong thuốc diệt cỏ. Các chất này thẩm thấu vào cây trồng, thực phẩm, ngấm vào đất và nước. Những rủi ro sức khỏe khi cơ thể tiếp xúc với Atrazine bao gồm: Kháng insulin, tăng cân, béo phì, rối loạn nội tiết tố, giảm khả năng sinh sản, tác động nghiêm trọng đến hệ thần kinh và miễn dịch.

Ăn uống bằng nguồn nước nhiễm độc có thể gây béo phì và ung thư

Tributyltin (TBT)

Tributyltin là hóa chất chống nấm mốc trong sơn, được dùng cho thuyền, tàu đánh cá. Các hóa chất này làm ô nhiễm nguồn nước ở sông, hồ, vùng nước ven biển và gây nguy hiểm cho nhiều loại sinh vật biển.

Nghiên cứu trên tạp chí Vitamin và Hormone chỉ ra độc tính của Tributyltin có thể gây béo phì thông qua nhiều cơ chế. Tiêu biểu là Tributyltin gây rối loạn quá trình chuyển hóa chất béo, biến tế bào gốc thành tế bào mỡ, góp phần gây ra tăng cân và béo phì.

Acid Perfluorooctanoic (PFOA)

Acid Perfluorooctanoic là hóa chất có trong các nguồn nước ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp và nhà máy xử lý nước thải. Tiếp xúc với chất gây ô nhiễm béo phì này làm tăng chỉ số khối cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và ung thư ở trẻ em.

Khói thuốc lá

Chất nicotine trong khói thuốc lá có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em, người già và phụ nữ mang thai. Các nghiên cứu cho thấy bà bầu hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít khói thuốc lá có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, đứa trẻ dễ mắc béo phì khi trưởng thành.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Bất ngờ với 7 chế độ ăn uống khiến bạn tăng cân

Phạm Mơ H+ (Theo Dr.Axe) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 10/06/2023

    Mệt mỏi có phải là triệu chứng của ung thư?

    Mệt mỏi có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư? Lúc này hay lúc khác, tất cả chúng ta đều đã trải qua sự mệt mỏi. Đối với hầu hết tất cả mọi người, mệt mỏi là cảm giác tạm thời, thường do căng thẳng, bệnh tật hoặc kiệt sức gây ra.

  • 10/06/2023

    Làm thế nào để giảm đau răng vào ban đêm?

    Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về 9 biện pháp khắc phục tại nhà để giảm đau răng vào ban đêm.

  • 10/06/2023

    Ngộ độc thực phẩm khi mang thai

    Khi mang thai, người phụ nữ có thể gặp các triệu chứng phổ biến như nôn và buồn nôn. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể xảy ra do ngộ độc thực phẩm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu những triệu chứng xảy ra có phải do thực phẩm hay không? Và sau khi nhiễm bệnh, bạn cần làm gì để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

  • 09/06/2023

    Dị ứng thời tiết gây đau, ngứa mắt, cách xử lý và phòng tránh?

    Dị ứng thời tiết là bệnh lý có thể gặp quanh năm, đặc biệt là ở các thời điểm giao mùa hay khi trời chuyển lạnh. Khi bị dị ứng thời tiết, ngoài những biểu hiện như hắt hơi, ho, viêm mũi dị ứng hoặc ngứa ngáy trên da, người bệnh còn có thể bị đau, ngứa mắt. Triệu chứng đau, ngứa mắt khi dị ứng thời tiết này còn được gọi là viêm kết mạc dị ứng.

  • 09/06/2023

    Giảm rạn da bằng cách nào?

    Nghiên cứu cho biết rằng không có thành phần bí mật nào có thể chữa khỏi các vết rạn da, ít nhất là hiện tại thì chưa. Nhưng một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các vết rạn da và giúp chúng mờ đi nhanh hơn.

  • 09/06/2023

    Mẹo ăn uống giúp ngăn ngừa sỏi thận

    Sỏi thận gây nhiều đau đớn cho người mắc, việc áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý là điều rất quan trọng giúp ngăn ngừa sỏi tiếp tục hình thành và hỗ trợ điều trị hiệu quả. Sau đây là một số mẹo nhỏ trong ăn uống cho bạn.

  • 09/06/2023

    Vì sao nhiễm trùng đường tiết niệu gia tăng trong mùa Hè?

    Nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm trùng đường tiểu) là một bệnh nhiễm trùng ở bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiết niệu, gồm hai thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Thời tiết mùa Hè khiến nguy cơ nhiễm trùng tiểu tăng lên.

  • 09/06/2023

    5 thói quen có hại với "cửa sổ tâm hồn"

    Đôi mắt được xem là "cửa sổ tâm hồn", nhưng một số thói quen nhỏ hàng ngày của bạn lại có thể gây hại đến chúng. Mắt không được chăm sóc đúng cách cũng sẽ dễ gặp các bệnh lý, suy giảm thị lực.

Xem thêm