Lãnh cảm - bệnh khó nói nhưng dễ chữa
Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng được “ thăng hoa” trong mối quan hệ này. Đâu là nguyên nhân và có cách nào khắc phục tình trạng lãnh cảm ở nữ giới?
Các nguyên nhân gây lãnh cảm
Lãnh cảm là tình trạng suy giảm ham muốn tình dục ở nữ giới, biểu hiện từ việc né tránh đụng chạm xác thịt cho đến mất hoàn toàn khoái cảm tình dục. Phụ nữ bị lãnh cảm thực hiện quan hệ tình dục vì trách nhiệm trong hạnh phúc gia đình chứ không phải vì hứng thú trong hoạt động tình dục. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lãnh cảm ở nữ giới.
Sự thiếu hụt hormone: Lãnh cảm có thể xảy ra với phụ nữ ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường xảy ra nhiều ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Sự thiếu hụt hormone là nguyên nhân cần lưu tâm hàng đầu trong điều trị lãnh cảm. Ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh, sự thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen hoặc suy giảm testosteron cũng là nguyên nhân gây ra lãnh cảm.
Do nam giới xuất tinh sớm: Sự hưng phấn và đạt khoái cảm ở nam giới thường đến sớm hơn phụ nữ, thường xuất tinh sớm khi nữ chưa đạt khoái cảm. Tình trạng xuất tinh sớm thường xuyên ở nam giới sẽ tạo cho phụ nữ tình trạng luôn không đạt khoái cảm, do đó sẽ có ấn tượng và cảm giác không tốt về chuyện quan hệ, lâu dần sẽ dẫn đến lãnh cảm.
Do dị tật: Âm đạo hẹp quá hoặc ngắn quá, âm vật bé quá, cao quá hoặc màng bao quá dày sẽ dẫn đến khả năng tiếp nhận sự kích thích kém hiệu lực nên không có khoái cảm.
Do tâm lý: Phụ nữ tự cho mình có khiếm khuyết, xấu xí nên thiếu tự tin gây mất hứng thú. Ðặc biệt là một số dấu ấn trong quá khứ (bị cưỡng hiếp) đã gây nên một nỗi khiếp sợ với đàn ông.
Ngoài các nguyên nhân trên, có nhiều phụ nữ khi quan hệ không đạt tới khoái cảm, nhưng do tâm lý e ngại không dám bộc bạch với chồng để cải thiện chuyện chăn gối. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến lãnh cảm ở phụ nữ. Một số nguyên nhân khác như mâu thuẫn chuyện vợ chồng hay chuyện con cái, chồng cờ bạc, nghiện hút, rượu chè, ngoại tình hoặc do tình cảm phai nhạt cũng là những nguyên nhân gây lãnh cảm ở chị em. Hoặc khi phụ nữ bị bệnh phụ khoa - tiết niệu, bệnh tiểu đường... đều ảnh hưởng tới khoái cảm tình dục.
Cách khắc phục
Bước đầu tiên trong quá trình phòng chứng lãnh cảm thì vợ chồng phải có lối sống tình dục lành mạnh, luôn luôn giữ tinh thần thoải mái. Phụ nữ thường xuyên đi khám phụ khoa để phát hiện và điều trị kịp thời (nếu có), tránh để gây viêm nhiễm hoặc lây truyền bệnh.
Việc phát hiện phụ nữ bị lãnh cảm không khó, biểu hiện rõ rệt là không có ham muốn, không đạt được cực khoái. Lúc này, người chồng không nên nổi nóng, trách móc, nghi ngờ hay ghen tuông, đặc biệt là tránh tạo áp lực trong chuyện chăn gối với vợ... mà cần thật tâm an ủi và tâm sự nhẹ nhàng với vợ để hiểu và chia sẻ. Cách này vừa giúp tinh thần của người bạn đời thoải mái mà lại là cách để thể hiện tinh thần luôn sát cánh sẽ khiến người vợ vượt qua tình trạng lãnh cảmmột cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó thì người vợ cũng cần có một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để có cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần cũng sẽ cải thiện được chứng lãnh cảm. Một số thức ăn như quả bơ, hạnh nhân, dâu tây, hàu... có tác dụng tốt cho sức khỏe tình dục.
Phụ nữ hãy tạo cho mình một cuộc sống thoải mái, thư giãn như cùng chồng đi xem phim, đi ăn tối, đi du lịch. Người chồng nên chia sẻ việc nhà, chăm sóc con nhỏ (nếu có) cùng vợ. Phòng ngủ nên trang trí lãng mạn, thoáng mát, gợi cảm...Vợ chồng thường xuyên gần gũi, ôm ấp, vuốt ve để lấy lại khoái cảm. Nếu vùng kín khô gây đau trong lúc quan hệ, nên khởi động thật kỹ hoặc sử dụng chất bôi trơn. Trước khi đi ngủ, nên giữ cho cơ thể sạch sẽ, thơm tho và thư giãn bằng cách đọc sách hoặc nghe nhạc...
Tuy nhiên, khi cả hai vợ chồng đã cùng cố gắng mà tình trạng lãnh cảm của người vợ không được cải thiện, thì cần phải đi khám bệnh tại cơ sở chuyên khoa để kịp thời được tư vấn tâm lý và hỗ trợ điều trị bằng thuốc. Không nên để tình trạng lãnh cảm kéo dài, bởi nó không những ảnh hưởng đến tâm sinh lý của vợ chồng mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.