Vết bầm tím là gì?
Vết bầm tím xuất hiện trên da khi một vùng nào đó trên cơ thể bị tác động chấn thương khiến các mạch máu nhỏ dưới da bị vỡ và rò rỉ máu ra ngoài mạch máu. Tuy nhiên máu không chảy ra ngoài cơ thể, do vậy nó bị kẹt lại dưới da và đọng lại thành các vũng và tạo thành một vùng màu sắc sặc sỡ trên da. Đây được gọi là một vết bầm tím, và nó không tồn tại lâu vì cơ thể bạn sẽ tái hấp thu máu sau một khoảng thời gian và vết bầm tím khi đó sẽ hoàn toàn biến mất.
Vết bầm tím mất bao lâu để hết?
Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để vết bầm tím có thể biến mất trong một ngày, rất tiếc phải nói rằng đó là một điều bất khả thi. Thông thường, vết bầm tím cần khoảng hai, có thể ba tuần để biến mất. Đôi khi cũng có thể mất hàng tháng trời, và chúng còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương. Vết bầm tím sau vài tuần sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, tuy niên chúng ta có thể tác động để khiến chúng biến mất nhanh hơn. Nhưng cho dù là nhanh hay chậm, vết bầm tím vẫn cần phải trải qua các 4 giai đoạn tất nhiên của nó.
Các giai đoạn bầm tím
Trong quá trình lành vết bầm tím, hemoglobin trong máu sẽ phân hủy thành các hợp chất khác. Quá trình phá vỡ này khiến vết bầm tím thay đổi màu sắc và trải qua các giai đoạn:
Giai đoạn 2: Trong vòng một đến hai ngày, vết bầm tím bắt đầu thay đổi màu sắc và đến ngày thứ ba hoặc thứ tư, nó thường có màu đỏ tía hoặc đen và xanh lam.
Giai đoạn 3: Sau 5 đến 10 ngày trôi qua, vết bầm của bạn có thể có màu vàng hoặc vàng xanh. Màu này đến từ các hợp chất được gọi là biliverdin và bilirubin mà cơ thể tạo ra khi phân hủy hemoglobin.
Giai đoạn 4: Trong 10–14 ngày, vết bầm tím có màu nâu vàng hoặc nâu nhạt. Sau giai đoạn này vết bầm tím sẽ biến mất hoàn toàn.
10 mẹo đẩy nhanh quá trình loại bỏ vết bầm tím một cách tự nhiên
Nếu bạn tự hỏi làm thế nào có thể khiến các vết bầm tím biến mất nhanh hơn, bạn có thể thử 10 mẹo dưới đây:
1. Lạnh và nóng
Trong 24 giờ đầu tiên, bạn nên chườm túi đá lên vùng bị bầm tím bằng cách bọc túi đá trong một chiếc khăn mỏng để không tiếp xúc trực tiếp với da của bạn. Chườm lạnh như chườm bằng đá sẽ giúp giảm sưng ở vết bầm tím. Nó cũng có thể giúp giảm đau hoặc khó chịu. Một hoặc hai ngày sau khi có vết bầm, bạn có thể chuyển sang chườm ấm hoặc tắm nước ấm để giúp vết thương mau lành.
2. Nâng cao vùng bị bầm tím
Một trong những cách chữa vết bầm tím đơn giản nhưng hiệu quả đó là nếu có thể, hãy nâng cao vùng vết bầm tím lên. Đây là một mẹo đặc biệt hữu ích và hữu ích, đặc biệt nếu bạn gặp phải các vết bầm tím ở chân. Nâng cao vùng bị bầm tím sẽ lưu thông máu dễ hơn, giúp giảm sưng và tụ máu vùng bị thương.
3. Những thực phẩm hàng đầu để chữa lành vết bầm tím
Việc giải quyết vấn đề bầm tím từ nguyên nhân sẽ quan trọng hơn các biện pháp trị vết thâm tự nhiên mà bạn sử dụng tại chỗ trên da. Nếu bạn đang tự hỏi làm thế nào để loại bỏ vết bầm tím nhanh chóng, bạn sẽ cần cân nhắc việc sử dụng nhiều thực phẩm hơn để thúc đẩy quá trình chữa lành và thậm chí ngăn chặn vết bầm tím ngay từ đầu.
4. Những thực phẩm nên tránh
Một số thực phẩm bạn nên tránh trong khoảng thời gian này bao gồm:
5. Tinh dầu
Tinh dầu trầm hương có khả năng chống viêm cao có thể là một sự lựa chọn tốt để chữa lành các vết bầm tím. Bạn có thể xoa một vài giọt dầu trầm hương trực tiếp lên vùng bị bầm tím ba lần mỗi ngày. Nếu bạn có làn da nhạy cảm, hãy pha loãng dầu trầm hương trước. Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo dầu tránh xa mắt.
Một loại tinh dầu khác là tinh dầu từ cây bách cũng có khả năng giúp cải thiện vết bầm tím. Khoảng một hoặc hai giọt dầu cây bách pha kèm với dầu dừa và thoa trực tiếp lên vết bầm tím sẽ giúp cải thiện rất nhiều.
6. Bromelain
Bromelain là một loại enzyme được tìm thấy trong dứa có khả năng chống viêm rất ấn tượng, khiến nó trở thành một trong những phương pháp chữa vết bầm tím tự nhiên và giảm sưng hàng đầu.
7. Vitamin C
Vitamin C là một chất chống oxy hóa giúp cơ thể sản xuất collagen – một chất rất quan trọng để chữa lành các mạch máu bị tổn thương. Những người dễ bị bầm tím đôi khi có nồng độ vitamin C trong máu thấp, vì vậy rất cần tăng lượng vitamin C trong chế độ ăn uống cũng như bổ sung chất dinh dưỡng quan trọng này.
8. Bioflavonoid
Bioflavonoid là chất có khả năng giúp củng cố các mao mạch, chữa lành các vết bầm tím. Theo nghiên cứu đã cho thấy, những đối tượng bị ban xuất huyết sắc tố tiến triển (một chứng rối loạn bầm tím mạn tính) được sử dụng 1.000 mg vitamin C và với 100 mg rutin mỗi ngày sau bốn tuần đã không còn xuất hiện vết bầm tím rõ ràng và cũng không tái phát các vết bầm tím trong khoảng thời gian ba tháng sau khi ngừng điều trị. Bioflavinoid có thể được tìm thấy trong mận khô, mơ, vỏ màu trắng của trái cây họ cam quýt và lõi của ớt xanh.
9. Dầu Arnica
Arnica là một nhóm thực vật có hoa lâu năm thuộc họ cúc, có nguồn gốc từ châu Âu và vùng Siberia. Dầu Arnica là một trong những sản phẩm giúp khắc phục vết thâm tự nhiên phổ biến nhất. Trên thực tế, dầu Arnica thường được sử dụng tại chỗ để giảm đau và sưng tấy do vết bầm tím, bong gân và thậm chí là viêm khớp. Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra lợi ích của việc sử dụng Arnica đối với vết thâm cho thấy, việc điều trị tại chỗ với sản phẩm chứa 20% Arnica có thể tăng tốc độ chữa lành vết thâm tốt hơn. Nhìn chung, bạn nên thoa dầu Arnica lên vùng có vết thâm hai lần mỗi ngày, nhưng nên tránh các vùng da có hở.
10. Kem đánh răng
Một số người còn sử dụng kem đánh răng để làm giảm vết bầm tím. Có thể trong kem đánh răng có chứa tinh dầu bạc hà, và bạc hà giúp tăng cường lưu thông máu đến khu vực tổn thương, giúp cải thiện vết bầm tím.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu thấy vết bầm tím có các dấu hiệu như:
Bạn cũng đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp phải phản ứng trong việc tự thực hiện các phương pháp điều trị vết bầm tím tại chỗ, đồng thời ngưng thực hiện biện pháp đó. Khi sử dụng tinh dầu, bạn cũng nên thử trước và pha tinh dầu để giảm nguy cơ nhạy cảm với da. Và hãy nhớ, nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang có bệnh lý sẵn có hoặc đang dùng thuốc.
Tổng kết
Vết bầm tím thường là do chấn thương va chạm của một bộ phận cơ thể khiến vỡ mạch máu bên dưới da. Vết bầm tím trải qua các giai đoạn màu sắc khác nhau trong quá trình cơ thể tự chữa lành. Thông thường, vết bầm tím sẽ kéo dài khoảng hai đến ba tuần mà không cần điều trị gì, nhưng chúng ta có thể rút ngắn quá trình đó nếu thực hiện một số mẹo đơn giản và an toàn.
Tham khảo thêm thông tin tại: Xuất huyết dưới da
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.