Sử dụng retinol đúng cách giúp bạn có làn da mịn màng, giảm các khuyết điểm trên da.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng retinol
Retinol là dạng dẫn xuất retinoid của vitamin A, xuất hiện trong nhiều sản phẩm chăm sóc da. So với retinoid khác, retinol chứa nồng độ acid retinoic thấp hơn, nên xuất hiện trong mỹ phẩm không kê đơn (kem dưỡng, serum, tinh chất).
Công dụng nổi bật của retinol là kích thích quá trình tái tạo tế bào biểu bì, giúp đưa các tế bào khỏe mạnh lên bề mặt và loại bỏ các tế bào già cỗi. Ngoài ra, retinol cũng giúp loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết và dầu nhờn gây bít tắc lỗ chân lông. Nhờ 2 cơ chế này, retinol trong mỹ phẩm giúp giảm lão hóa và cải thiện tình trạng da mụn hiệu quả.
Tuy nhiên, cũng do tác dụng trên, retinol có thể gây ra tác dụng phụ là nổi mụn ồ ạt (purging). Da sẽ nhanh chóng “đẩy” các nhân mụn, ổ viêm ra ngoài nhanh hơn, khiến mụn xuất hiện cùng lúc trong thời gian ngắn. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp tình trạng đỏ da, bong tróc, kích ứng, đặc biệt là những vùng da mỏng ở quanh mũi, miệng.
Vượt qua giai đoạn đẩy mụn khi dùng retinol
Kiên trì sử dụng
Tình trạng đẩy mụn (purging) cho thấy tác dụng của retinol.
Theo các chuyên gia, dấu hiệu đẩy mụn cho thấy retinol đang có tác dụng với làn da của bạn. Kết thúc giai đoạn purging (kéo dài khoảng 4-8 tuần), làn da của bạn sẽ cải thiện và mịn màng hơn hẳn. Vì vậy, nếu bạn đang dùng retinol và gặp hiện tượng đẩy mụn tạm thời, hãy kiên trì thực hiện liệu trình.
Nếu tình trạng này không cải thiện sau 3 tháng, bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa da liễu để đánh giá lại tình trạng da.
Giảm tần suất dùng retinol
Nếu tình trạng đẩy mụn khi dùng retinol diễn ra ồ ạt, bạn nên giảm tần suất sử dụng để da có thời gian nghỉ ngơi. Thay vì dùng hàng ngày, hãy thoa retinol vào ban đêm 2-3 lần/tuần. Khi làn da đã thích ứng với retinol, bạn có thể sử dụng thường xuyên hơn (4-5 lần/tuần). Khi thoa retinol lên da, bạn chỉ nên dùng lượng vừa đủ theo hướng dẫn của sản phẩm.
Điều chỉnh các bước dưỡng da
Thực hiện các bước chăm sóc da tối giản khi dùng retinol.
Trong quá trình bắt đầu làm quen với retinol, bạn nên tối giản các bước chăm sóc da hàng ngày. 3 bước cần thiết nhất là: Rửa mặt nhẹ dịu; Dùng kem bôi retinol; Dưỡng ẩm.
Kem dưỡng ẩm chứa ceramide, acid hyaluronic, glycerin sẽ giúp cung cấp độ ẩm và phục hồi hàng rào bảo vệ da, đẩy lùi tác dụng phụ như khô, bong tróc do retinol.
Pha loãng retinol
Với người có làn da nhạy cảm, retinol có thể gây kích ứng khi mới sử dụng. Vì thế, bạn nên bắt đầu với nồng độ thấp nhất, hoặc thêm lượng nhỏ retinol vào kem dưỡng ẩm trước khi thoa lên da.
Một phương án khác là thoa kem dưỡng ẩm trước khi thoa retinol. Lớp nền dưỡng ẩm sẽ không làm giảm hiệu quả của retinol, mà thay vào đó giúp da hấp thụ tốt hơn.
Hạn chế dùng các sản phẩm tẩy rửa mạnh
Hạn chế tẩy tế bào chết mạnh trong quá trình dùng retinol.
Trong quá trình dưỡng da, trị mụn với retinol, bạn nên hạn chế dùng tẩy tế bào chết vật lý hoặc sữa rửa mặt có hoạt chất mạnh. Hạn chế dùng AHA, BHA (acid salicylic) hoặc benzoyl peroxide, bởi làn da mới được tái tạo nhờ retinol rất nhạy cảm.
Không quên thoa kem chống nắng
Làn da sử dụng retinol dễ tổn thương trước tia UV có trong ánh nắng mặt trời. Bạn cần sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên hàng ngày, sau bước thoa kem dưỡng ẩm vào buổi sáng. Cứ 2 giờ, bạn cần thoa lại kem chống nắng, ngay cả khi bạn ngồi trong phòng làm việc hoặc trời nhiều mây
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 3 công dụng làm đẹp tuyệt vời của retinol và cách sử dụng hiệu quả.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.