Không dung nạp fructose là một tình trạng có thể gây tiêu chảy sau khi ăn thức ăn hoặc uống đồ uống có chứa fructose, một loại đường có trong trái cây, nước trái cây và mật ong.
1. Fructose là gì?
Fructose là một trong những loại đường tự nhiên được tìm thấy trong trái cây, một số loại rau và mật ong. Fructose không được sử dụng trực tiếp làm năng lượng, thay vào đó, ruột non và gan chuyển đổi fructose thành glucose để nó có thể được lưu trữ và sử dụng làm năng lượng. Hầu hết mọi người có thể dễ dàng chuyển đổi fructose thành glucose mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, một số người có thể phát triển chứng không dung nạp fructose, khiến cơ thể họ khó chuyển hóa (phân hủy) fructose đúng cách.
Khi mắc hội chứng không dung nạp fructose, người bệnh có thế bị khó chịu, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy…
Mật ong chứa hàm lượng fructose cao.
2. Nguyên nhân của chứng không dung nạp fructose
Có hai loại không dung nạp fructose. Một là do vấn đề di truyền khiến cơ thể không thể chuyển đổi fructose thành glucose. Hai là có quá nhiều fructose trong chế độ ăn uống.
2.1 Không dung nạp fructose di truyền
Theo chuyên gia, không dung nạp fructose di truyền là do đột biến gen aldolase B, đây là một tình trạng hiếm gặp. Những người mắc chứng không dung nạp fructose di truyền thường được chẩn đoán sau khi cai sữa mẹ hoặc sữa công thức sang thực phẩm rắn có chứa fructose, như trái cây xay nhuyễn. Tuy nhiên, vì một số sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh có chứa đường fructose, các triệu chứng có thể phát triển sớm hơn.
Trong một số trường hợp, một người sẽ không được chẩn đoán mắc tình trạng này cho đến khi lớn hơn vì các triệu chứng vẫn được kiểm soát bằng cách tránh thực phẩm chứa đường fructose.
Khi một người mắc bệnh này ăn đường fructose, đường fructose sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ra các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như giảm lượng đường trong máu, gây tổn thương cho gan và thận…
2.2 Không dung nạp đường fructose trong chế độ ăn uống
Không dung nạp fructose trong chế độ ăn uống không phải do đột biến gen. Hiện chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác của tình trạng này. Nó có thể là do kém hấp thu fructose (các tế bào trong ruột non không thể phân hủy hoàn toàn và hấp thụ fructose) hoặc cách fructose ảnh hưởng đến các vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa.
Không dung nạp đường fructose dường như bị ảnh hưởng bởi lượng đường fructose trong chế độ ăn uống và các bệnh tiêu hóa như bệnh viêm ruột, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh Celiac...
Không dung nạp fructose trong chế độ ăn uống có nhiều khả năng phát triển khi trưởng thành. Lượng đường fructose mà một người có thể dung nạp sẽ khác nhau.
Chẩn đoán không dung nạp fructose trong chế độ ăn uống có thể khó khăn hơn vì các triệu chứng tương tự như các tình trạng khác và không dung nạp thực phẩm. Do đó, bác sĩ có thể cần phải thực hiện một số xét nghiệm và loại trừ các tình trạng khác trước khi chẩn đoán.
Xét nghiệm tốt nhất để chẩn đoán tình trạng kém hấp thu fructose là xét nghiệm hơi thở. Trong quá trình kiểm tra hơi thở, lượng khí metan và hydro trong hơi thở được đo trước và sau khi uống đồ uống có chứa đường fructose. Sự thay đổi trong metan và hydro giúp cho thấy cơ thể đang tiêu hóa đường fructose tốt thế nào?
3. Làm gì để kiểm soát tình trạng không dung nạp fructose trong chế độ ăn uống?
Đối với những người không dung nạp đường fructose trong chế độ ăn uống, không có giải pháp phù hợp cho tất cả mọi người. BS. Ngọc cho biết, hầu hết mọi người có thể dung nạp một số đường fructose, nhưng mỗi người có một mức độ nhạy cảm khác nhau với nó.
Nếu nghi ngờ không dung nạp fructose, bác sĩ có thể sẽ đề nghị một chế độ ăn kiêng loại bỏ. Trong vài tuần, bạn sẽ không tiêu thụ bất kỳ đường fructose nào. Sau đó, bạn có thể từ từ bắt đầu giới thiệu lại các loại thực phẩm chứa đường fructose để tìm ra lượng bạn có thể dung nạp mà không có triệu chứng.
Hầu hết các loại trái cây đều chứa đường fructose và một số thực phẩm không phải trái cây có đường fructose ẩn. Siro ngô có hàm lượng fructose cao là chất tạo ngọt phổ biến được tìm thấy trong sữa chua, nước ngọt. Vì vậy, điều quan trọng là phải đọc nhãn sản phẩm trước khi sử dụng.
Siro ngô có hàm lượng fructose cao là chất tạo ngọt phổ biến được tìm thấy trong sữa chua, nước ngọt...
Các loại thực phẩm có hàm lượng fructose cao phổ biến bao gồm:
Hầu hết các loại trái cây, đặc biệt là trái cây khô và trái cây được đóng hộp dưới dạng nước trái cây hoặc sirô đều là những thực phẩm có fructose cao. Trái cây có lượng đường fructose cao nhất bao gồm vải, táo, chuối, quả sung, nho và xoài... Hàm lượng fructose trong một số loại trái cây tính trên 100g như sau:
Táo chứa 5,9g fructose
Lê chứa 6,2g fructose
Chuối chín chứa 4,9g fructose
Nho chứa 8,1g fructose
Đào chứa 1,5g fructose
Mơ tươi chứa 0,9g fructose
Dứa chứa 2,1g fructose
Mơ khô chứa 12,3g fructose trong mỗi 100g
Các loại rau bao gồm atisô, măng tây, bông cải xanh, tỏi tây, nấm, đậu bắp, hành tây, đậu Hà Lan, ớt đỏ, hẹ tây và các sản phẩm từ cà chua.
Thực phẩm có thành phần chính là lúa mì, như bánh mì và mì ống làm từ lúa mì.
Chất ngọt như mật ong, sirô ngô có hàm lượng fructose cao.
Nước ép trái cây là một nguồn fructose tự nhiên dồi dào.
Nước ngọt và món tráng miệng có đường fructose. Nước ép trái cây là một nguồn fructose tự nhiên có hàm lượng rất lớn với 7,4% fructose trong nước ép nho, nước ép lựu chứa 6,3g fructose, nước ép táo chứa 5,6g fructose...
Một số người không dung nạp fructose trong chế độ ăn uống có thể lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng fructose thấp hơn như bơ, chuối, dưa lưới, cam, chanh, dâu tây…
Khi được chẩn đoán mắc hội chứng không dung nạp đường fructose có thể nhiều người sẽ rất lo lắng vì nó loại bỏ nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, hạn chế đường fructose có thể giúp giảm bớt các triệu chứng mà vẫn có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon. Nên đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để lập một kế hoạch phù hợp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nên ăn trái cây trước hay sau bữa ăn?
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.