Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì để có “tinh binh” khỏe mạnh?

Chất lượng “tinh binh” đóng vai trò quyết định trong việc duy trì nòi giống.

Làm gì để có “tinh binh” khỏe mạnh?

Chất lượng “tinh binh” đóng vai trò quyết định trong việc duy trì nòi giống. Tuy nhiên điều đáng báo động là hiện nay, số nam giới vô sinh ngày càng nhiều và lứa tuổi vô sinh nam ngày càng trẻ hóa. Làm gì để có “tinh binh” khỏe mạnh là câu hỏi nhiều người muốn biết. Câu trả lời có trong bài viết sau đây.

Tinh trùng do hai tinh hoàn sản sinh ra kể từ tuổi dậy thì nam, nhưng quá trình sản xuất “tinh binh” còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Tinh trùng và chất lượng của nó phụ thuộc vào tinh hoàn, lối sống lành mạnh, thức ăn nước uống hàng ngày, môi trường sống mà bạn tiếp xúc... Bởi vậy, muốn nâng cao chất lượng “con giống”, bạn cần phải có nhiều mối quan tâm, nhiều sự đầu tư.

Cần “đầu tư” cho nhà máy sản xuất tinh binh

Khi còn trong thời kỳ bào thai, tinh hoàn được hình thành ở hai bên chậu hông và trong quá trình phát triển, tinh hoàn theo ống bẹn tụt dần xuống bìu từ tháng thứ 7. Bình thường, hầu hết trẻ trai khi sinh ra có bìu và 2 tinh hoàn nằm ở bìu 2 bên. Thật không may, một số ít trẻ mắc chứng tinh hoàn ẩn (hay lạc chỗ), khi sinh ra tinh hoàn vẫn nằm trong ổ bụng, không xuống được bìu. Tinh hoàn ẩn đó không có khả năng sinh tinh dù nó vẫn có khả năng tiết ra chất nội tiết tố nam testosterone. Khoa học ngày nay đã chứng minh được rằng: do nhiệt độ bên trong cơ thể luôn luôn là 37oC, đã làm cho tinh hoàn mất khả năng sinh tinh trùng. Vì vậy, khi phát hiện trẻ trai có tinh hoàn lạc chỗ, cha mẹ cần đưa con đi khám sớm để có thể phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu ngay khi trẻ dưới 1 tuổi. Có như thế khi trẻ lớn lên mới có thể có con.

Tập thể dục rất tốt cho sức khỏe toàn thân và sức khỏe sinh sản.

Một nguy cơ khác là búi tĩnh mạch tinh bị giãn nặng. Về giải phẫu, cuống mạch nuôi dưỡng tinh hoàn gồm động mạch và các tĩnh mạch tinh đi kèm với các ống dẫn tinh nằm ở hai bên gốc dương vật ở trong bìu. Khi mắc “lỗi kỹ thuật”, các đám tĩnh mạch này bị giãn có thể nắn thấy một búi mạch lổn nhổn ngay dưới da bìu. Búi tĩnh mạch loại này ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh tinh vì làm nhiệt độ của bìu tăng lên, do lưu giữ nhiều chất của quá trình dị hóa lắng đọng tại đó hoặc do giảm máu vào động mạch tinh vì huyết áp tĩnh mạch tăng lên. Sự đầu tư lúc này là bạn cần đi khám để được giải quyết búi tĩnh mạch giãn trở lại bình thường thì mới có đội ngũ tinh binh khỏe mạnh được.Các chứng bệnh mắc phải như: ứ nước màng tinh hoàn, các bệnh nhiễm khuẩn như quai bị, thủy đậu, giang mai có thể làm teo, hoại tử tinh hoàn mà hậu quả là không có hay hạn chế sản sinh đội ngũ “tinh binh” chứ chưa nói đến việc chúng có khỏe hay rất yếu. Do đó, bạn phải khám phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tích cực các bệnh này thì mới hy vọng có con.

Tinh hoàn còn bị tác hại bởi các loại tia phóng xạ, các thuốc chống ung thư và ngay cả một số thuốc thông thường cũng có thể gây tác động xấu đến quá trình sinh sản tinh trùng như: thuốc chữa tăng huyết áp, thuốc chống viêm đường tiêu hóa rantidine, famotidine..., thuốc chữa bệnh gút, thuốc ức chế đáp ứng miễn dịch với cơ quan ghép...

Theo đó, bạn cần phải tránh tiếp xúc nhiều với tia phóng xạ, như ít chụp chiếu Xquang, chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi chữa bệnh để bảo vệ con giống quý hóa của mình.

Thực hiện lối sống lành mạnh, khoa học

Về chế độ ăn uống: Bạn cần ăn uống điều độ, đủ chất. Một ngày cần ăn 3 bữa chính là sáng, trưa, tối. Đủ chất được hiểu là bữa ăn phải có cấu tạo đủ 4 loại chất dinh dưỡng là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Đạm nên dùng là: thịt nạc, cá tôm cua các loại, sữa, trứng. Tránh hoặc hạn chế dùng thịt cá chế biến sẵn dạng thức ăn nhanh, thịt cá nướng có nhiều chỗ bị cháy dễ gây ung thư. Chất béo nên dùng là dầu thực vật, chất béo có trong cá và thủy hải sản nói chung vì có nhiều chất omega-3 rất có lợi cho sức khỏe nói chung và con giống nói riêng.

Chất đường nên dùng là các loại ngũ cốc: gạo, ngô khoai, sắn, đậu. Nhưng nên ăn ngũ cốc thô, hạn chế ăn loại chế biến thành thức ăn liền, hạn chế dùng đường, chất ngọt trong bánh mứt, kẹo. Vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau xanh, hoa quả các loại. Bạn cần bổ sung đầy đủ selenium, kẽm, acid folic để sản xuất đủ số lượng tinh trùng và là tinh trùng có chất lượng. Tinh trùng rất nhạy cảm với các chất ôxy hóa, những phân tử ôxy không ổn định có thể làm tổn thương chúng. Các loại vitamin có tác dụng bảo vệ tinh trùng không bị tổn thương.

Bạn cần hạn chế hoặc không dùng rượu, thuốc lá. Bởi thuốc lá gây ra những rối loạn về hoạt động tình dục, thậm chí có thể hủy diệt khả năng sinh sản. Tinh trùng của người hút thuốc từ 1 - 2 bao mỗi ngày có thể có hình thể bất thường và di chuyển chậm hơn so với những người không hút thuốc. Uống nhiều rượu có thể làm giảm nồng độ testosterone và cũng làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.

Tập thể dục thể thao đều đặn rất tốt cho sức khỏe toàn thân và sức khỏe sinh sản. Bạn cũng cần kiểm soát cân nặng, vì lượng mỡ thừa của cơ thể sẽ làm cho sự sản xuất các hormon sinh sản bị rối loạn, dẫn đến giảm số lượng tinh trùng và tăng tỷ lệ các tinh trùng bất thường. Để có thể sản xuất tinh trùng có chất lượng cao, bạn nên giữ chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) trong khoảng 20 - 25.

Tránh các chất độc hại: nơi ở và làm việc thường có những hóa chất làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng như: benzene, toluene, xylene có ở nhựa đường, dầu hỏa, nhựa lợp nhà; kim loại nặng như chì, cadmium, thủy ngân có trong pin, chất màu, đồ nhựa; sơn, venci, keo dán, chất diệt cỏ và côn trùng... đều phá hủy tiến trình sản xuất tinh trùng. Từ trường dù với tần số thấp nhưng cường độ tiếp xúc nhiều cũng có thể gây tổn hại đến quá trình sản xuất “con giống”. Vì vậy bạn cần tránh tiếp xúc gần các thiết bị điện gia dụng, thiết bị điện công nghiệp hoặc đường dẫn truyền điện...

BS. Ninh Văn Tiến - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm