Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm đẹp tại nhà: 5 nguyên liệu không nên sử dụng trực tiếp lên da mặt

Các hội nhóm trên mạng xã hội là nơi để chị em chia sẻ nhiều mẹo làm đẹp, tự chế mặt nạ, trị mụn tại nhà. Tuy nhiên, những bí quyết chăm sóc da mặt từ 5 nguyên liệu dưới đây tiềm ẩn nhiều rủi ro với tình trạng da mặt của bạn.

Trên Youtube, Facebook hay TikTok có nhiều nội dung chia sẻ mẹo trị mụn trứng cá, làm trắng da tại nhà với những nguyên liệu hết sức đơn giản. Nhiều bạn trẻ tự mày mò cách chăm sóc da theo những video này vì tin rằng các nguyên liệu tự nhiên có vẻ an toàn.

Nếu bạn muốn điều trị các vấn đề da liễu nghiêm trọng, hãy đến bệnh viện để được bác sỹ thăm khám, tư vấn. Mẹo làm đẹp từ một số nguyên liệu sau đây có thể gây ra nhiều rủi ro cho làn da của bạn.

Chanh và một số trái cây

Không ít bạn trẻ mách nhỏ nhau cách làm trắng da với chanh, nhưng theo các chuyên gia da liễu, bạn không nên dùng trái cây này trên da mặt. Chanh có tính acid, do đó có thể gây bỏng rát, khiến da bong tróc hoặc xỉn màu. Nguy hiểm hơn, chanh còn có thể gây ra hiệu ứng viêm da dị ứng ánh sáng khi tiếp xúc với ánh mặt trời.

Vùng da tiếp xúc với chanh có thể cháy đỏ khi ra nắng 

Các loại trái cây có thể gây dị ứng trên da mặt. Do đó, hãy thử các sản phẩm chăm sóc da tự làm lên một số vùng da ở tay trước khi thoa lên mặt. Đồng thời, bạn nên cẩn thận với các loại quả mọng có màu đậm như việt quất, dâu tây vì chúng có thể làm đổi màu da nếu sử dụng thường xuyên.

Kem đánh răng hoặc baking soda

Kem đánh răng có chứa triclosan, một chất có tác dụng khử trùng. Vì thế, bôi kem đánh răng lên da có thể trị mụn tạm thời. Tuy nhiên, các bác sỹ da liễu khuyên bạn nên tránh sử dụng kem đánh răng thay cho các phương pháp chăm sóc da mụn được chỉ định. 

Baking soda cũng có khả năng gây kích ứng, tổn thương da. Do đó, bạn không nên dùng riêng 2 nguyên liệu này để trị mụn tại nhà mà phải có những sự kết hợp với các nguyên liệu khác để đạt được kết quả như mong muốn.

Trứng sống

Nhiều sản phẩm làm đẹp chứa thành phần từ trứng, tuy nhiên, bôi trứng sống trực tiếp lên da có thể gây nguy hại cho làn da của bạn. Vi khuẩn salmonella trong trứng sống, có thể gây ngộ độc với các triệu chứng tiêu chảy, sốt và đau bụng sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Da bị nhiễm khuẩn salmonella có hiện tượng nổi mẩn đỏ, mụn nước. Dù các trường hợp nhiễm khuẩn salmonella trên da rất hiếm gặp, bạn cũng không nên “liều” thử nghiệm trên da mặt của mình.

Dấm

Toner làm từ dấm táo có thể gây kích ứng cho làn da nhạy cảm

Nhiều chị em truyền tai nhau mẹo pha chế toner từ dấm, bởi dấm có tính acid và có thể cân bằng độ pH cho da. Tuy nhiên, các chuyên gia da liễu không hề ủng hộ mẹo làm đẹp này. 

Dấm có mùi đặc trưng bám rất lâu trên da, đồng thời có thể gây ra một số rủi ro như kích ứng da, gây cháy nắng khi tiếp xúc với mặt trời hoặc mất sắc tố trên da. Dùng dấm để làm đẹp quá thường xuyên có thể gây bỏng hóa học trên bề mặt da. Bạn cần test thử ở vùng da nhạy cảm khác trước khi bôi lên mặt để đảm bảo an toàn.

Một số gia vị 

Nhờ đặc tính kháng viêm, bột nghệ là nguyên liệu thường được sử dụng để làm mặt nạ chăm sóc da tại nhà. Nếu bôi nghệ lên da quá lâu, mặt bạn có màu vàng đặc trưng của nghệ. Do đó, hãy cẩn thận khi sử dụng gia vị này để chăm sóc da mặt. Bạn nên tránh làm đẹp với những gia vị có tính nóng như bột quế, vì chúng có thể gây kích ứng da. 

Một số mẹo chăm sóc da tại nhà có thể đem lại lợi ích cho làn da của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng những sản phẩm tự làm. Để phát huy hết tác dụng, các thành phần tốt cho da phải được nghiên cứu và sản xuất bằng quy trình nghiêm ngặt.

Bạn cũng nên lưu ý không nên giữ lại các sản phẩm chăm sóc da tự làm tại nhà. Do không có chất bảo quản, chất ổn định như mỹ phẩm công nghiệp, các sản phẩm này có thể mất hiệu quả hoặc biến chất theo thời gian.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Phương pháp tự làm đẹp tại nhà

Quỳnh Trang H+ (Theo Allure) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm