Thể tích khí Oxi tối đa là thước đo lượng khí Oxi tối đa mà cơ thể bạn sử dụng khi vận động, tập luyện. Mức oxi này còn được gọi là mức oxi đỉnh, mức oxi tối đa hay dung tích khí tối đa. Phương pháp đo lường lượng khí Oxi tối đa được coi là tiêu chuẩn vàng để đo lường cơ thể trong các bài tập về tim mạch.
Các vận động viên chuyên nghiệp cho thấy khả năng tiêu thụ lượng khí Oxi tối đa rất cao. Theo đó, việc tăng lượng khí Oxi cung cấp cho cơ thể là điều quan trọng để tăng cường hiệu suất trong các hoạt động thể lực. Tuy nhiên, nó chỉ là một trong nhiều yếu tố quyết định đến sự thành công. Một số các yếu tố khác có ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt quan trọng trong việc tối đa hóa hiệu suất như lượng lactate trong máu, hay mức độ dẻo dai của cơ.
Đối với người bình thường, kể cả không phải là vận động viên thì lượng oxi tối đa cho cơ thể càng cao càng quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tổng thể. Các bài tập cardio mức độ nhẹ có liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bằng cách tăng cường các bài tập này, chúng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
Mẹo cải thiện mức độ oxi tối đa cho cơ thể
Có 2 cách để tăng lượng oxi tối đa cho cơ thể gồm: tăng lượng máu mà tim co bóp và tăng lượng oxi mà cơ tiêu thụ. Bạn có thể thử các phương pháp dưới đây:
Bạn có thể tập luyện để tăng cường mức độ oxi tối đa cho cơ thể bằng cách sử dụng các bài tập ở cường độ cao. Nhiều huấn luyện viên khuyến nghị tập luyện tới mức 90-95% mức tối đa của nhịp tim. Các bài tập cường độ cao gần sát mức tối đa của nhịp tim giúp tăng cường sức mạnh của cơ tim, tăng lưu lượng máu và nhịp tim co bóp.
Bạn có thể ước tính mức nhịp tim tối đa của bản thân bằng cách lấy 220 trừ đi số tuổi hiện tại của mình.
Theo một nghiên cứu được tiến hành năm 2013 cho thấy, việc tập luyện xen kẽ các khoảng thời gian nghỉ ngơi dường như mang lại hiệu quả cải thiện mức oxi tối đa tốt hơn so với tập liên tục. Tập luyện xen kẽ có thể hiểu là những chu kỳ hoạt động với cường độ rất cao, xen kẽ vào đó là các chu kỳ nghỉ ngơi.
Việc kết hợp cả tập luyện liên tục và nghỉ ngơi trong quá trình hoạt động có thể mang đến nhiều lợi ích tích cực hơn nếu so với chỉ thực hiện 1 trong 2. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lượng khí oxi tối đa sử dụng đã tăng đáng kể trong 10 tuần tập luyện có xen kẽ 6 tuần nghỉ. Điều đáng chú ý là phương pháp này dường như khá khó khăn và chỉ phù hợp với những người thực sự sẵn sàng cho nó. Theo nghiên cứu, việc duy trì từ đầu đến cuối chương trình để đánh giá hiệu quả của việc cải thiện mức oxi tối đa đã khiến nhiều người bỏ cuộc vì những khó khăn trong tập luyện.
Với những lần đầu tiên thử thách bản thân để tăng mức oxi tối đa cho cơ thể, bạn sẽ nhận thấy rằng bất cứ loại hoạt động duy trì sức bền nào dường như cũng đều mang đến những ảnh hưởng tích cực. Về sau, những ảnh hưởng tích cực sẽ chậm lại khi bạn tập luyện bài bản và điều độ, và bạn sẽ phải tăng mức độ cũng như cường độ để cải thiện hơn nữa khả năng của bản thân.
Hãy tạo cho mình những thử thách khó khăn hơn, bằng cách tăng số lượng lần thực hiện, tăng thời gian thực hiện hay rút ngắn thời gian thực hiện một hoạt động tập luyện nào đó.
Một số phương pháp hiệu quả
Dưới đây là một số phương pháp giúp tăng lượng oxi tối đa cho cơ thể, ví dụ từ 2 hoạt động: chạy bộ và đạp xe.
Bước 1: bạn hãy bắt đầu bằng cách khởi động làm ấm cơ thể như di chuyển nhẹ nhàng, chạy nhẹ nhàng.
Bước 2: Bắt đầu quá trình chạy. Chạy càng xa càng tốt trong 4 phút và ghi lại khoảng cách bạn chạy được.
Bước 3: Nghỉ trong 4 phút.
Bước 4: Chạy với khoảng cách tương tự như vậy, nhưng với tốc độ chậm hơn 15% trong 4 lần tiếp theo. Tức là nếu lần đầu tiên bạn chạy được 1km trong 4 phút, bạn sẽ cần chạy 4 lần còn lại trong thời gian là 4 phút 36 giây.
Bước 1: Hãy bắt đầu bằng cách khởi động trong 15 phút, như đạp xe nhẹ nhàng chẳng hạn
Bước 2: Đạp xe với cường độ cao, nặng trong 15 phút liên tục. Nhưng lưu ý, bạn vẫn cần duy trì ở mức có thể giao tiếp được với mọi người xung quanh chứ không phải thở hổn hển.
Bước 3: Duy trì cho bản thân 5 lần nghỉ ngơi, trong 3 – 5 phút giữa các lần bung sức tối đa để kéo nhịp tim của bạn lên đến 90-95% nhịp tim đối đa của cơ thể.
Bước 4: kết thúc bằng cách đạp chậm dần trong 10 phút và nghỉ.
Vậy tôi có cần bổ sung thực phẩm gì hỗ trợ cho cơ thể?
Theo khuyến cáo của Viện sức khỏe Hoa Kỳ, việc bổ sung một số chất có thể giúp cải thiện hiệu suất trong hoạt động thể lực. Một số chất có thể giúp hỗ trợ những mặt xung quanh quá trình tập luyện, nhưng về bản chất, chúng không thể thay thế được các bữa ăn cân bằng.
Các chất bổ sung trong tập luyện bao gồm:
Tổng kết
Lượng khí oxi tối đa là phương pháp đo lượng khí oxi mà cơ thể sử dụng tối đa khi tập luyện. Theo đó, phương pháp tốt nhất để tăng lượng khí này đạt đỉnh điểm chính là các bài tập gia tăng nhịp tim của cơ thể đến mức cao nhất.
Các vận động viên chuyên nghiệp thiên về sức bền thường xuyên cho thấy khả năng sử dụng lượng oxi rất cao. Thậm chí nếu bạn không phải là các vận động viên, việc cải thiện chỉ số này cũng giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch.
Thao khảo thêm thông tin tại: Cách đơn giản để Detox khử độc gan
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.