Khuyến khích tính độc lập ở trẻ: Mẹo nhỏ dành cho cha mẹ
Bé nhà bạn đang trong giai đoạn khám phá thế giới bên ngoài không gian chật hẹp của ngôi nhà. Cuộc du hành này rất thú vị nhưng cũng sẽ không kém phần hồi hộp. Bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần để bắt đầu nhé.
Có một điều rất đơn giản nhưng cần nhớ, không bao giờ là sớm để bắt đầu hướng dẫn trẻ cách tự lập, từ những công việc nhỏ nhặt nhất hàng ngày. Tập làm những việc quen thuộc hàng ngày với trách nhiệm cao sẽ giúp trẻ hiểu được bản thân trẻ đang mong muốn điều gì. Đồng thời, trong quá trình này, trẻ sẽ hiểu được có những nguyên tắc cần phải tuân theo và những hậu quả tất yếu nếu nguyên tắc bị phá vỡ.
Bên cạnh đó, khi bạn dạy trẻ cách sống và làm việc độc lập, bạn cũng cần giáo dục cho trẻ những kỹ năng an toàn.
Hãy nhớ rằng, học để trở thành một người bạn tốt cũng là một kỹ năng quan trọng bạn cần phải dạy trẻ.
Khi trẻ làm điều gì đó sai với quy tắc chung, hãy giải thích cho trẻ đơn giản bằng một vài từ rằng những gì trẻ đang làm là không đúng.
Bạn cũng nên nói với trẻ những hậu quả sẽ xảy ra nếu trẻ vẫn tiếp tục việc này. Hình phạt cho trẻ nên đơn giản và giúp trẻ hiểu được ý nghĩa vấn đề. Ví dụ: khi trẻ đi xe đạp không đội mũ bảo hiểm, trẻ sẽ không được đi xe trong một vài ngày, hoặc nếu trẻ không chịu chia sẻ đồ chơi với người khác, đồ chơi đó sẽ bị tịch thu trong một thời gian.
Hãy giáo dục trẻ về việc thiết lập những thói quen tốt mỗi ngày. Trẻ sẽ làm tốt nhất khi chúng hiểu ý nghĩa của những việc đó.
Vào buổi sáng:
Làm vệ sinh cá nhân.
Mặc quần áo gọn gàng.
Ăn sáng.
Trước khi đi ngủ:
Tắm rửa sạch sẽ.
Đánh răng.
Đọc một câu chuyện trước khi đi ngủ.
Hãy lên lịch cụ thể cho những hoạt động như xem tivi, chơi điện tử và sử dụng máy tính không quá 2 giờ mỗi ngày. Khi bạn biết trẻ đang xem những gì, bạn có thể kiểm soát và tránh cho trẻ những nội dung bạo lực và không phù hợp với lứa tuổi.
Hãy đọc sách cho trẻ trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp con bạn cảm thấy thư giãn sau một ngày bận rộn và bạn có thể dạy trẻ cách đọc nữa.
Hãy ăn cùng với trẻ càng nhiều càng tốt vì dây là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để các thành viên trong gia đình có thể ở bên nhau, cùng trò chuyện và dạy trẻ những thói quen ăn uống lành mạnh và chuẩn mực.
Dành thời gian để trò chuyện và lắng nghe
Trẻ rất coi trọng khi người lớn dành thời gian trò chuyện với chúng. Nói chuyện thường xuyên với trẻ về nhiều chủ đề sẽ giúp trẻ nâng cao được sự tự tin.
Hãy hỏi han trẻ về những người bạn và những hoạt động mà trẻ thích. Đồng thời, hãy hỏi trẻ những câu hỏi về điều trẻ cảm thấy trẻ đã làm tốt nhất và điều trẻ thấy khó khăn nhất trong ngày. Hãy khuyến khích trẻ chia sẽ những điều trẻ cảm thấy không vui đồng thời cũng chia sẻ với trẻ những kinh nghiệm của bản thân bạn. Điều này sẽ dạy trẻ cần sống tích cực do bản thân mỗi người đều có lúc vui lúc buồn.
Giao trách nhiệm cho trẻ
Khi trẻ nhỏ lặp đi lặp lại những nhiệm vụ được giao mỗi ngày, chúng cũng đang thực sự được học cách đóng góp. Với sự hỗ trợ của bạn, các nhiệm vụ sẽ sớm được hoàn thành. Khi trẻ lớn hơn một chút, trẻ có thể đã sẵn sàng để gánh vác những trách nhiệm thật sự như:
Sắp bàn ăn.
Dọn dẹp đồ chơi.
Cho vật nuôi ăn.
Cho quần áo bẩn vào giỏ.
Khuyến khích trẻ tự tắm rửa và thay quần áo
Ban đầu, việc cho trẻ tự làm có thể hơi mất thời gian so với việc bạn thay quần áo hay tắm rửa cho trẻ nhưng đó là việc nên khuyến khích. Nếu bạn đã chuẩn bị quần áo cho trẻ sẵn sàng từ tối hôm trước thì vào buổi sắng trẻ sẽ chỉ việc quan tâm đến việc mặc quần áo. Bằng cách này, trẻ sẽ chỉ phải tập trung vào một thứ.
Khen ngợi cho những nỗ lực và thành công của trẻ
Hãy dành cho trẻ những lời khen kiểu như: “Con đã làm rất tốt”.
Giáo dục trẻ những quy tắc an toàn
Giữ an toàn cho trẻ cũng là một việc hết sức quan trong của cha mẹ. Bạn luôn mong muốn con mình trung thực và tôn trọng người khác, tuy nhiên bạn cũng cần dạy trẻ luôn cẩn thận trong mọi việc. Việc tuân thủ theo là một quy tắc đơn giản và cũng là một cách để bắt đầu cuộc trò chuyện với trẻ về những vấn đề khác nhau.
Dạy trẻ cách trở thành một người bạn tốt
Trẻ từ 4 – 6 tuổi đang bắt đầu học cách trở thành một người bạn tốt. Trẻ cùng những người bạn của mình sẽ có những thời gian vui vẻ bên nhau, đồng thời đôi lúc chúng cũng tranh luận và giận dỗi nhau. Việc giải quyết những vấn đề này quả thực khá đau đầu với các bậc cha mẹ. Thay vào đó, hãy hướng dẫn trẻ cách tự giải quyết việc đó.
Với sự trợ giúp của bạn, trẻ có thể học được cách giải quyết những mâu thuẫn trong các mối quan hệ xã hội:
Thông tin thêm trong bài viết: Dạy con bạn cách kiểm soát bản thân mình
Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.
Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.