Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dạy con bạn cách kiểm soát bản thân mình

Khi con bạn không kiểm soát được bản thân ngay giữa cửa hàng đông đúc, trong bữa tối của kì nghỉ lễ với đại gia đình... điều này sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng nản lòng.

Nhưng bố mẹ hoàn toàn có thể giúp con học cách kiểm soát bản thân và dạy con cách phản ứng trong các tình huống mà không phải chỉ hành động theo cảm xúc. Dạy con bạn kĩ năng kiểm soát bản thân là một trong những điều quan trọng nhất mà bố mẹ có thể làm cho con, bởi vì đó là một kĩ năng quan trọng để con bạn có thể thành công trong cuộc sống sau này.

Giúp con bạn học cách kiểm soát bản thân

Bằng việc học cách kiểm soát bản thân, đứa trẻ có thể tự đưa ra những quyết định thích hợp và biết phản ứng trước các tình huống khó khăn bằng những cách có thể mang lại kết quả tích cực.

Ví dụ, nếu bạn nói bạn sẽ không cho con ăn kem sau bữa ăn tối, con bạn có thể khóc, biện hộ hoặc thậm chí la hét với hi vọng bạn sẽ mang kem tới cho bé. Nhưng với khả năng kiểm soát bản thân, con bạn có thể hiểu được rằng việc bé nổi nóng chỉ khiến bạn mang cây kem đi và tốt hơn hết là nên chờ đợi trong bình tĩnh.

Dưới đây là một vài gợi ý về cách giúp trẻ học cách kiểm soát hành vi của mình:

Khi trẻ được 2 tuổi

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường cảm thấy bực bội vì sự khác biệt giữa những gì bé muốn làm với những gì bé có thể làm. Khi đó, em bé thường phản ứng bằng cách nổi nóng. Hãy thử ngăn ngừa những cơn nóng nảy đó bằng cách phân tán tư tưởng của bé với các đồ chơi nhỏ hoặc một hoạt động khác.

Đối với trẻ được 2 tuổi, hãy thử tạo ra một địa điểm mà tại đó bé không được chơi đùa trong một khoảng thời gian ngắn, chẳng hạn như một chiếc ghế nhà bếp hoặc phía dưới cầu thang để cho bé thấy được hậu quả từ việc nóng nảy và dạy bé rằng những khoảng thời gian ngồi một mình suy nghĩ thì tốt hơn là thể hiện sự tức giận.

Trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Bạn có thể tiếp tục sử dụng thời gian phạt ngắn như trên, nhưng thay vì đặt sẵn một thời hạn cụ thể, hãy ngừng việc phạt khi con bạn đã bình tĩnh trở lại. Nó giúp cho trẻ cải thiện nhận thức về việc kiểm soát bản thân. Và dành lời khen ngợi con khi không để mất kiểm soát trong những tình huống chán nản và khó khăn.

Trẻ từ 6 tới 9 tuổi

Vì đã bắt đầu đi học, trẻ có thể hiểu được tốt hơn về những hậu quả và điều đó giúp trẻ có thể lựa chọn được hành vi tốt hoặc xấu. Nó có thể giúp con bạn hiểu được đâu là tín hiệu dừng lại mà chúng phải tuân theo và nghĩ kỹ về tình huống trước khi phản ứng lại. Khuyến khích con bạn không nghĩ đến tình huống gây nản lòng hay bực bội trong một vài phút để chúng có thể bình tĩnh lại thay vì thể hiện sự tức giận.

Trẻ từ 10 tới 12 tuổi

Trẻ em lớn hơn thường hiểu cảm xúc của bản thân tốt hơn.Khuyến khích trẻ nghĩ về nguyên nhân gây ra việc mất kiểm soát bản thân và sau đó phân tích nó. Giải thích rằng đôi khi những tình huống có khởi đầu không tốt nhưng chưa chắc đã có kết thúc tồi. Khuyến khích trẻ dành thời gian để suy nghĩ trước khi hành động trong một tình huống nào đó.

Trẻ từ 13 tới 17 tuổi.

Thời điểm này trẻ nên có khả năng kiểm soát được hầu hết hành động của mình. Nhưng vẫn luôn nhắc cho trẻ suy nghĩ về những hậu quả kéo dài. Khuyến khích trẻ đánh giá một tình huống tồi tệ trước khi phản ứng và nên nói chuyện về vấn đề ấy hơn là mất kiểm soát, đóng sầm cửa hoặc la hét. Nếu thấy cần thiết, hãy kỉ luật con bạn bằng cách lấy đi một số đặc quyền nhất định của trẻ để khẳng định thông điệp kiểm soát bản thân là một kĩ năng quan trọng.

Khi con bạn mất kiểm soát

Mặc dù rất khó những hãy cố gắng không la hét khi bạn kỷ luật con mình.Thay vào đó, hãy cứng rắn và thẳng thắn. Trong khi con bạn mất kiểm soát, hãy bình tĩnh và giải thích rằng la hét, nổi giận và đóng sầm cửa là hành vi không chấp nhận được và hành vi đó sẽ có những hậu quả nhất định. Hãy nói cho con bạn những hậu quả có thể xảy ra.

Hành động của bạn sẽ cho trẻ biết rằng cơn giận sẽ không làm cho trẻ có được những thứ trẻ muốn. Ví dụ như nếu con bạn giận dỗi trong cửa hàng tạp hóa sau khi bạn đã giải thích lí do vì sao bạn không thể mua kẹo cho chúng thì cũng đừng nhượng bộ. Từ đó chứng minh rằng các cơn giận là không thể chấp nhận và cũng không đạt được kết quả gì.

Đồng thời, cân nhắc việc nói chuyện với thầy cô giáo của con bạn về việc bố trí lớp học và về những hành vi thích hợp được kì vọng ở trẻ. Thắc mắc về khả năng vấn đề kiểm soát bản thân có thể được giải quyết bằng cách dạy dỗ hoặc giảng giải tại trường học.

Và hãy là một tấm gương tốt trong việc kiểm soát bản thân. Nếu bạn đang ở trong tình huống khó chịu và con bạn có mặt tại đó, hãy nói với chúng tại sao bạn giận giữ và sau đó thảo luận về các giải pháp khắc phục cho vấn đề đó. Ví dụ như nếu bạn làm mất chìa khóa, thay vì nản lòng, hãy nói với con bạn chìa khóa bị mất và sau đó tìm chìa khóa cùng nhau. Nếu biện pháp đó không khả quan, hãy thực hiện bước tiếp theo mang tính xây dựng hơn (như là nhớ lại lần cuối cùng bạn cầm chìa khóa trong tay). Cho trẻ thấy rằng kiểm soát cảm xúc tốt và giải quyết vấn đề là cách đương đầu với một tình huống khó khăn.

Nếu bạn tiếp tục gặp khó khăn trong việc giúp trẻ kiểm soát bản thân, hỏi bác sĩ của bạn liệu những buổi tư vấn gia đình có thể giúp bạn được hay không.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thể thao và ảnh hưởng tích cực đến tâm lý và năng lực xã hội của trẻ

Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm