Mất thính lực phổ biến ở trẻ em như thế nào?
Theo Viện Tai Họng Mỹ, 3 triệu trẻ em dưới 18 tuổi bị mất thính giác, trong đó cứ 1.000 trẻ sơ sinh thì có 4 trẻ bị mất thính giác.
Em bé của bạn rất có thể đã được khám tầm soát khiếm thính trước khi rời bệnh viện. Tuy nhiên, các vấn đề vẫn có thể xảy ra ngay sau giai đoạn mới sinh hoặc sau này trong thời thơ ấu. Ngoài các khuyết tật của vòi nhĩ và các nguyên nhân di truyền khác, việc tiếp xúc với tiếng ồn lớn, các nhiễm trùng, chấn thương và một số thuốc có thể gây ra mất thính lực.
Các dấu hiệu mất thính lực của trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi
Trẻ sơ sinh nghe bình thường phản ứng với tiếng động và tiếng thì thầm, tiếng cười hay tiếng nói ríu rít. Khi các bé lớn hơn, chúng biết nhìn và quay đầu cũng như nói bi bô và thay đổi cao độ giọng nói của chúng để tìm kiếm nguồn âm thanh phát ra.
Trẻ ở tuổi tập đi nhận ra tên các đồ chơi, các bộ phận cơ thể và các đồ vật quen thuộc khác. Chúng lắc lư theo nhạc và cố gắng lặp lại các từ.
Đến 18 tháng tuổi, các bé có một ít vốn từ vựng, chúng sử dụng để nói các câu có 2 từ và âm thanh tiếng nói của chúng bình thường. Các bé có thể làm theo các hướng dẫn đơn giản như: “Đưa cho mẹ cái hộp kia”.
Bạn nên đưa con của mình đến một nhà thính học nếu bé:
- Không có bất kỳ đáp ứng nào với tiếng động lớn bất ngờ.
- Không quay đầu theo hướng giọng nói của bạn.
- Không bập bẹ, hay cố gắng bắt chước âm thanh.
- Không hiểu các cụm từ đơn giản lúc 12 tháng tuổi.
Bạn nên đưa đứa con đang tập đi của mình đến một nhà thính học nếu bé:
- Không đáp ứng với âm thanh hoặc tên của mình, và không thể xác định vị trí nơi âm thanh được phát ra.
- Không bắt chước nói hoặc sử dụng những từ đơn giản đối với những người và các đồ vật quen thuộc.
- Không nghe tivi ở các mức bình thường.
- Không sử dụng tiếng nói hay cho thấy sự phát triển ngôn ngữ như các trẻ cùng tuổi.
Nói chung, nếu con của bạn là trẻ sơ sinh hay trẻ mới biết đi không đáp ứng với tiếng động từ phía sau và không giật mình với các âm thanh lớn, có những dấu hiệu này nên đưa bé đi khám thính giác.
Chuẩn bị như thế nào để bé khám thính giác?
Các nghiệm pháp đánh giá thính giác cho trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không đau và chỉ mất một vài phút. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ nhỏ thích các test kiểm tra y tế, đặc biệt là khi liên quan đến các đồ vật không quen thuộc. Hầu hết trẻ nhỏ ngủ khi thử nghiệm. Tuy nhiên, bạn có thể giúp trẻ lớn hơn và trẻ tập đi chuẩn bị để làm các test bằng cách hướng dẫn cách “chơi” với các test và các thiết bị mà các bé có thể gặp phải.
- Sử dụng một đèn pin nhỏ (có thể cất trong túi áo) để nhìn vào bên trong tai của các bé và tinh nghịch nói: “Cái gì trong tai của con đây?”. Nếu các bé đủ tuổi để bắt chước bạn, hãy đưa đèn pin cho bé và cho bé nhìn vào tai bạn.
- Đặt bộ tai nghe lên đầu bạn và lắc lư theo nhạc tưởng tượng, sau đó đặt tai nghe lên đầu của bé và khuyến khích bé bắt chước bạn.
Các dấu hiệu nghe kém ở trẻ em
Nếu con của bạn chưa bị nhiễm trùng tai lần nào, hãy tính vào các ngôi sao may mắn của bạn. Theo Viện Quốc gia về điếc và các rối loạn giao tiếp khác (NIDCD), có 5 trong số 6 đứa trẻ bị nhiễm trùng tai khi chúng đến 3 tuổi. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng tai tự khỏi, mặc dù chúng làm không thoải mái và có thể gây ra mất thính lực tạm thời. Các nguyên nhân khác mất thính giác tạm thời bao gồm ráy tai và dịch trong tai.
Con của bạn nên được kiểm tra thính lực trước khi bắt đầu đi học, nhưng nếu bạn nghi ngờ con bạn không được nghe trước đó, hãy cho bé đi khám ngay.
Bạn nên đưa con của mình đến một nhà thính học nếu bé:
- Nói chuyện quá lớn.
- Xem ti vi và nghe nhạc ở âm lượng cao bất thường.
- Phàn nàn không nghe được giáo viên nói và mức độ khó chịu.
- Chậm nói, nói không rõ.
- Làm sai các chỉ dẫn hoặc có vẻ hay “mơ mộng”.
- Phàn nàn tiếng chuông, tiếng rít, hoặc các âm thanh khác trong tai.
Nghe kém có thể dẫn đến chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ và gây ra sự chậm trễ học tập cũng như các vấn đề xã hội và hành vi. Can thiệp sớm là chìa khóa để có thính giác khỏe mạnh.
Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.
Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.
Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.
Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.
Những ngày gần đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 loại sữa bột giả. Đây là những loại sữa bột không được kiểm định hàm lượng dinh dưỡng, không kiểm nghiệm dưỡng chất đã bán ra thị trường toàn quốc. Nguy hiểm hơn, các loại sữa giả này được nhà sản xuất quảng cáo chủ yếu dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai, những người phụ thuộc rất lớn vào nguồn dinh dưỡng từ sữa. Tuy nhiên, trên thực tế, các sản phẩm này cùng chung một nguyên liệu, công thức, quy trình sản xuất, chỉ bổ sung hoặc thay thế một số nguyên liệu chính, thêm hương liệu, phụ gia nhằm lừa người tiêu dùng về công dụng của sản phẩm.
Sữa mẹ từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng tự nhiên hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ có các thành phần và hàm lượng rất phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết mà còn chứa kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch vốn còn non yếu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau – từ vấn đề sức khỏe, điều kiện công việc đến lựa chọn cá nhân – không phải cha mẹ nào cũng có thể cho con bú mẹ hoàn toàn. Trong những trường hợp đó, sữa công thức là một giải pháp thay thế được lựa chọn hàng đầu.
Cơ quan điều tra cho rằng sữa bột giả do Công ty Rance Pharma và Hacofood Group sản xuất, tiêu thụ đều không được kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng, không kiểm nghiệm dưỡng chất.
Mặc dù chế độ ăn uống không thể trực tiếp chữa khỏi liệt dây thần kinh số 6 nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe tổng thể.