Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phương pháp sàng lọc thính lực

Bên cạnh sàng lọc sơ sinh nhằm phát hiện một số bệnh rối loạn chuyển hóa di truyền, trẻ sơ sinh nên được sàng lọc thính lực ngay từ khi mới sinh để phát hiện sớm khiếm thính, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời và chăm sóc trẻ thích hợp.

1. Thế nào là sàng lọc thính lực

Chương trình sàng lọc mất thính lực cho trẻ sơ sinh được thiết kế để xác định khả năng thính lực của trẻ sớm ngay sau khi sinh, thông thường là trước khi ra viện. Nếu trẻ vượt qua được thử nghiệm ngay lần đầu, có nghĩa là thính lực của trẻ bình thường. Nếu không vượt qua, thử nghiệm sẽ được làm lại hoặc trẻ được khuyến cáo chuyển tới bác sĩ chuyên khoa thính lực cho các thăm dò sâu tiếp theo.

2. Tại sao nên thực hiện sàng lọc thính lực

Các hội đồng khoa học uy tín trên thế giới tại Mỹ, Anh và nhiều nước khác đưa ra khuyến nghị rằng trẻ mất thính lực cần được xác định và điều trị (nếu có thể) trước 6 tháng tuổi.

Khuyến cáo này dựa trên các nghiên cứu những trẻ mất thính lực được xác định và điều trị trước 6 tháng tuổi thì vẫn có khả năng phát triển các kỹ năng tương đương với trẻ bình thường. Những trẻ được phát hiện muộn (ví dụ khi trẻ 2-3 tuổi) có thể phải gánh chịu những khuyết tật vĩnh viễn, không thể sửa chữa được về khả năng phát âm, phát triển ngôn ngữ và nhận thức so với trẻ bình thường.

3. Những trẻ có nguy cơ mất thính lực cao

Một số trẻ sơ sinh có nguy cơ mất thính lực cao hơn những trẻ khác. Nhóm này bao gồm các trẻ từ:

- Những bà mẹ mắc một số bệnh lý khi mang thai: nhiễm cytomegalovirus, rubella (sởi Đức), giang mai, herpes, toxoplasmosis (bệnh mèo cào)

- Tiền sử gia đình có người mất thính lực

- Các bà mẹ trong quá trình mang thai có tiếp xúc hay sử dụng các thuốc, ví dụ các kháng sinh mạnh điều trị nhiễm khuẩn thuộc nhóm aminoglycosides (gentamycin, kanamycin), hóa liệu pháp chống ung thư, hoặc hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến thính lực.

- Trẻ đẻ non hoặc sinh nhẹ cân, có các dấu hiệu của suy hô hấp sau đẻ, và phải thông khí hỗ trợ kéo dài

- Trẻ bị vàng da do tăng bilirubin, viêm màng não

- Trẻ có chỉ số Apgar sau đẻ thấp

- Trẻ có bất thường cấu trúc ở đầu, mặt, cấu trúc bất thường của tai ngoài và tai giữa

Tuy nhiên, ngay cả những trẻ không có các yếu tố nguy cơ này, vẫn có khả năng mất thính lực, vì thế chương trình sàng lọc cần áp dụng cho mọi trẻ sơ sinh trước khi ra viện về nhà.

4. Các phương pháp sàng lọc mất thính lực ở trẻ sơ sinh

Có 2 phương pháp sàng lọc chính hiện áp dụng rộng rãi trên thế giới:

- Đo lường âm thanh từ ốc tai (otoacoustic emission – OAE)

- Đánh giá đáp ứng âm của cuống não (auditory brainstem response – ABR).

Cả 2 phương pháp đều có độ chính xác cao, không xâm nhập hay gây đau đớn cho trẻ, tự động và không đòi hỏi sự quan sát chủ quan nào với sự đáp ứng của trẻ. Việc sử dụng phương pháp nào tùy theo sự chọn lựa của chương trình sàng lọc.

Phương pháp đo lường âm thanh từ ốc tai (OAE) đo lường đáp ứng tại ốc tai khi có kích thích bởi âm thanh. Người thực hiện sẽ đặt 1 đầu dò chứa đựng 1 microphone và 1 loa rất nhỏ vào tai trong của trẻ. Khi trẻ sơ sinh nằm yên lặng, âm thanh rất mềm mại sẽ được phát ra từ đầu dò. Khi ốc tai nhận được âm thanh, tín hiệu sẽ phát đi tới não.

Thêm vào đó, có 1 âm thanh riêng biệt khác phát ra từ ốc tai quay trở lại ống tai. Chính âm thanh này được gọi là âm thanh kiểu tiếng vọng “thoát ra” từ ốc tai. Âm thanh “thoát ra” này được ghi lại qua microphone và trở thành hình ảnh trên màn hình.

Người đo có thể xác định được âm thanh nào tạo ra được đáp ứng “thoát ra” và độ lớn của đáp ứng. Nếu có sự xuất hiện đáp ứng “thoát ra” cho những âm thanh quan trọng nhất cho sự phát triển khả năng nghe nói sau này ở mức độ cho phép, đứa trẻ được đánh giá là đã vượt qua thử nghiệm. Thử nghiệm thường kéo dài khoảng 5-8 phút.

Phương pháp đo lường âm thanh từ ốc tai

Phương pháp đánh giá đáp ứng âm thanh của cuống não (ABR) là phương pháp vật lý đo lường các xung điện từ tai tới não khi đáp ứng với âm thanh.

Phương pháp sàng lọc này đo độ gắn bó của toàn bộ hệ thống nghe từ tai đến não. Người thực hiện sẽ đặt 4-5 điện cực trên đầu trẻ, sau đó trẻ được nghe nhiều loại âm thanh khác nhau qua 1 tai nghe nhỏ. Các kích thích âm thanh truyền tới não và các điện cực sẽ ghi lại thành các sóng trên màn hình.

Người thực hiện có thể điều chỉnh độ to nhỏ khác nhau của nhiều âm thanh và xác định mức độ nhẹ nhất mà trẻ sơ sinh có thể nghe được. Nếu chỉ với mục đích sàng lọc, người thực hiện có thể chỉ dùng 1 âm thanh tương tự như tiếng click nhỏ, và nếu có các dấu hiệu đáp ứng, đứa trẻ được đánh giá là đã vượt qua thử nghiệm. Thử nghiệm thường kéo dài khoảng 5-10 phút.

Phương pháp đánh giá đáp ứng âm thanh của cuống não (ABR)

Lưu ý: Không hẳn tất cả những trẻ sơ sinh không vượt qua thử nghiệm thính lực có nghĩa là mất thính lực. Thống kê cho thấy khoảng 2-10% trẻ sơ sinh không vượt qua thử nghiệm thính lực lần đầu. Nguyên nhân có thể do có nhiều dịch ối trong ống tai, và dịch ối này cản trở các kích thích âm thanh tới được tai trong.

Tương tự như vậy, dịch ối đọng trong khoang tai giữa, sau màng nhĩ, cũng gây cản trở các kích thích âm thanh dẫn đến kết quả dương tính giả. Vì thể, nếu một trẻ không vượt qua thử nghiệm lần đầu, cần phải chờ ít nhất 1 tuần mới thử nghiệm lại để tai trẻ khô lại. Một nguyên nhân khác nữa có thể là do tiếng động bên ngoài quá mạnh, trẻ khóc hay trẻ cử động trong quá trình thử nghiệm. Vì thế, đứa trẻ cần yên lặng hay ngủ trong quá trình thử nghiệm. Cho trẻ bú trước khi làm thử nghiệm thường sẽ làm trẻ ngủ dễ dàng hơn.

Theo Sàng lọc sơ sinh
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm