Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào có thể ngừng vỗ ợ cho bé?

Vỗ ợ là một phần của quy trình cho bé ăn, giúp giải phóng khí thừa mà bé nuốt phải trong khi ăn. Vỗ ợ sẽ giúp dự phòng được tình trạng nôn trớ và làm giảm khó chịu ở hệ tiêu hóa. Nhưng khi bé lớn dần, bạn có thể sẽ băn khoăn liệu bé có cần bạn vỗ ợ nữa không? Bài viết này của Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Khi nào bạn có thể ngừng vỗ ợ cho bé?

Đa số các trẻ sẽ không cần vỗ ợ khi được 4-6 tháng. Tuy nhiên, mỗi em bé có thể sẽ khác nhau và tốc độ trưởng thành của hệ tiêu hóa ở từng trẻ cũng sẽ khác nhau. Do đó, một số trẻ ở độ tuổi này có thể sẽ không cần vỗ ợ nữa nhưng một số khác có thể sẽ vẫn cần vỗ ợ thường xuyên. Không có một độ tuổi cố định nào để có thể ngừng vỗ ợ cho bé cả, nhưng cha mẹ có thể quan sát thấy một số dấu hiệu của bé và biết rằng, bé sẽ không cần bạn vỗ ợ cho nữa.

Các dấu hiệu cho thấy bé không cần vỗ ợ nữa

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy rằng bé không cần vỗ ợ nữa:

  • Bé có thể ngồi và di chuyển được: đa số trẻ sẽ có thể kiểm soát được đầu, cổ và có thể ngồi mà không cần hỗ trợ quanh khoảng 6 tháng tuổi. Trong thời gian này, bé có thể sẽ tập bò và di chuyển xung quanh. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ cũng sẽ trưởng thành hơn và có thể giữ thức ăn trong dạ dày hiệu quả hơn, giúp làm giảm tình trạng nôn trớ và không cần vỗ ợ nữa.
  • Bé đã có thể tự ợ được: sẽ có những trường hợp trẻ tránh, né bạn khi đang ăn và tự ợ mà không cần bạn vỗ. Việc trẻ tự ợ được là một dấu hiệu quan trọng, cho thấy rằng bạn không cần vỗ ợ cho bé nữa. Theo các chuyên gia, nhiều trẻ có thể đã tự ợ được khi được 2 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ sẽ cần lâu hơn. Vì vậy, hãy dành thời gian quan sát bé. Nếu bé quấy khóc trong hoặc sau khi ăn, có thể bé sẽ vẫn cần bạn vỗ ợ.
  • Bạn cảm thấy bé thoải mái trong và sau khi ăn: các chuyên gia khuyến nghị nên vỗ ợ khi bé có vẻ không thoải mái trong khi ăn. Tuy nhiên, nếu bé có vẻ như khá thoải mái trong khi ăn và vui vẻ sau khi ăn xong, thì bạn không cần vỗ ợ cho bé nữa.
  • Bé bú bình hoặc bú mẹ: cả bé bú bình hoặc bú mẹ đều có thể nuốt phải không khi trong khi bú. Tuy nhiên, trẻ bú bình thường sẽ nuốt phải nhiều không khí hơn trẻ bú mẹ. Do vậy, trẻ bú mẹ thường sẽ ít khi cần phải vỗ ợ hơn so với trẻ bú bình và có thể sẽ không cần vỗ ợ ở độ tuổi sớm hơn.

Đa số các chuyên gia khuyến cáo rằng nên vỗ ợ cho trẻ để làm giảm nguy cơ nôn trớ và dự phòng các tình trạng do có quá nhiều khí trong hệ tiêu hóa, ví dụ như chứng đau bụng colic. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng vỗ ợ không làm giảm đáng kể tình trạng đau bụng colic và nôn trớ. Do vậy, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi vỗ ợ cho bé.

Nếu vỗ ợ không làm bé dễ chịu hơn, nên làm gì?

Nếu bé vẫn có dấu hiệu nuốt phải khí cho dù bạn đã vỗ ợ, hãy thử làm những cách sau để thay thế:

  • Cầm chân của bé và chuyển động giống như đạp xe đạp: đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng. Sau đó, nhẹ nhàng cầm hai chân của bé ở vị trí mắt cá chân và di chuyển chân của bé giống như đang đạp xe đạp. Di chuyển chân của bé theo cách này sẽ giúp làm khỏe các cơ ở bụng và khiến không khí trong hệ tiêu hóa được tống ra ngoài.
  • Massage bụng: các chuyên gia gợi ý rằng massage vùng bụng có thể giúp tống khí thừa ra ngoài. Hãy đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng, sau đó, massage vùng bụng theo chuyển động tròn. Việc này sẽ giúp di chuyển lượng khí trong hệ tiêu hóa và đưa được lượng khí thừa này ra ngoài. Sau khi hỏi ý kiến bác sĩ, bạn có thể sử dụng thêm dầu massage, dưỡng ẩm để massage cho bé.
  • Thay thế loại sữa công thức đang dùng: một số trẻ sẽ nhạy cảm hơn với một số loại sữa công thức, khiến trẻ bị đau bụng colic và khó chịu. Nếu trẻ bú bình và có thái độ khó chịu sau khi ăn, hãy trao đổi với bác sĩ về việc thay đổi loại sữa công thức bé đang dùng. Bác sĩ sẽ khám và đánh giá các triệu chứng của bé và gợi ý những loại sữa công thức phù hợp hơn,
  • Thay đổi núm ti: với những trẻ bú bình, một số trẻ có thể sẽ bị chướng khí khi nuốt vào quá nhiều không khí. Nguyên nhân khiến trẻ nuốt phải không khí có thể do nhiều lý do khác nhau, ví dụ như lỗ ở núm ti quá to. Bạn nên cân nhắc thay núm ti nếu nghi ngờ trẻ bị khó chịu sau khi ăn là do núm ti không phù hợp.
  • Các biện pháp tại nhà và sử dụng thuốc không kê đơn. Bạn có thể thử sử dụng một số biện pháp dân gian, ví dụ như sử dụng các loại nước sắc, nhỏ thuốc chống đau bụng colic.. sau khi đã có sự cho phép sử dụng của bác sĩ. Một số loại thuốc không kê đơn cũng có thể giúp làm giảm tình trạng đầy khí của trẻ. Tuy nhiên, nên nhớ rằng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử bất cứ biện pháp nào.

Trong một số trường hợp, vỗ ợ sẽ không hiệu quả vì vấn đề không phải là do chướng khí, mà là do các vấn đề về tiêu hóa, ví dụ như trào ngược axit hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Nếu bé bị ợ quá nhiều hoặc ợ đi kèm với các vấn đề khác như nôn trớ quá nhiều hãy cho bé đi khám ngay lập tức.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khi nào trẻ bắt đầu vẫy tay "Chào" và "Tạm biệt"?

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Momjunction) -
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm