Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi đau lòng buồn bã, cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Khi chúng ta trải qua một sự việc đau lòng, toàn bộ cơ thể và tâm trí có thể bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong một số ít trường hợp, các nỗi đau tinh thần đặc biệt có thể dẫn đến bệnh cơ tim takotsubo - một chứng đau tim còn được biết đến với tên gọi “trái tim tan vỡ”. Sau đây là một số triệu chứng của cơ thể khi bị mắc hội chứng này.

Buồn nôn và chán ăn

Theo Mark Leary, Giáo sư Tâm lý học và Khoa học Thần kinh tại Đại học Duke, khi cảm thấy đau khổ tột độ, cơ thể sẽ tự kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy. Trong quá trình này, phần máu vốn cung cấp năng lượng cho quá trình tiêu hóa của dạ dày sẽ bơm vào các cơ, dẫn đến cảm giác buồn nôn.

Đầu óc quay cuồng khi cố gắng tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra

Theo nhà trị liệu Aimee Daramus, khi một người trải qua nỗi đau tột cùng, tâm trí thường diễn lại những gì đã xảy ra để cố gắng bảo vệ bản thân khỏi những đau khổ tương tự trong tương lai. Tuy nhiên, những vòng xoáy suy nghĩ này là bình thường và việc tìm kiếm các hoạt động để đánh lạc hướng tâm trí sẽ giúp bản thân nhẹ nhàng hơn.

Mất ngủ

Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia của Mỹ, hậu chia tay hoặc sự kiện chấn động đột ngột khác có thể khiến một người bị mất ngủ cấp tính, khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không yên giấc trong vòng ba tháng.

Không đụng chạm thể xác trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu tới cơ thể

Theo Dacher Keltner, giáo sư tâm lý học tại Đại học California, khi trưởng thành, sự tiếp xúc từ người khác có thể làm giảm căng thẳng và tăng hạnh phúc, lòng trắc ẩn. Việc không có sự đụng chạm yêu thương trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng có thể gây ra khó chịu, căng thẳng và mệt mỏi.

Cảm giác muốn liên lạc lại với người cũ

Theo các chuyên gia, việc có sự thôi thúc đó là hoàn toàn bình thường, bất kể cuộc chia tay diễn ra như thế nào. Cách tốt nhất để ngăn bản thân hành động là tránh tiếp xúc với họ và dành tâm trí cho các hoạt động thu hút khác.

Đau nhức cơ thể

Vào năm 2010, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng tình trạng rối loạn cảm xúc có thể gây ra nỗi đau không khác gì nỗi đau về thể xác. 

Hội chứng “trái tim tan vỡ”, tim ngừng đập đột ngột do quá căng thẳng

Khi đang chịu tác động của hội chứng trái tim tan vỡ, các hormone gây căng thẳng sẽ dồn đến cơ tim, làm tim choáng váng tạm thời và khiến tim đập bất thường. Theo Tiến sĩ Harmony Reynolds, hội chứng này có thể giống như một cơn đau tim và gây tử vong trong một số trường hợp.

Nổi mụn trứng cá, mề đay, vảy nến, chàm…

Tiến sĩ da liễu Debra Luftman đã nói: “Adrenaline tăng lên dẫn đến toàn bộ cơ thể rơi vào trạng thái cảnh giác cao độ, tình trạng viêm nhiễm sẽ tăng lên và làn da sẽ có phản ứng”.

Căng thẳng cũng có thể khiến các tuyến dầu và tế bào da hoạt động quá mức, gây tắc lỗ chân lông, khiến mụn sinh sôi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sự cô đơn và buồn bã khiến con người già nhanh hơn hút thuốc.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
Xem thêm