Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kết hợp acid hyaluronic thế nào trong quy trình dưỡng da?

Acid hyaluronic được nhiều chị em ưa chuộng nhờ khả năng dưỡng ẩm vượt trội. Vậy nên kết hợp acid hyaluronic với các thành phần mỹ phẩm khác thế nào để đem lại hiệu quả chăm sóc da tốt nhất?

Acid hyaluronic có thể kết hợp với nhiều thành phần chăm sóc da khác nhau.

Acid hyaluronic và retinol

Retinol – dẫn xuất của vitamin A – là hoạt chất có khả năng kích thích sản xuất collagen và tái tạo tế bào da. Retinol được thêm vào mỹ phẩm với công dụng cải thiện nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa, đồng thời giúp da sáng mịn hơn. 

Theo các chuyên gia da liễu, acid hyaluronic và retinol có thể kết hợp tốt với nhau. Với công dụng dưỡng ẩm tuyệt vời, acid hyaluronic (HA) sẽ làm giảm hiện tượng đỏ da, kích ứng thường gặp do retinol. Như vậy, bạn nên thoa retinol lên da khô, chờ vài phút cho retinol thấm vào da, sau đó sử dụng acid hyaluronic để bù đắp độ ẩm cho da.

Acid hyaluronic và niacinamide

Nên dùng acid hyaluronic trước khi thoa niacinamide

Nên dùng acid hyaluronic trước khi thoa niacinamide.

Niacinamide là dẫn xuất của vitamin B3, có thể tan trong nước. Đây là dưỡng chất cần thiết cho làn da khỏe mạnh, giúp hỗ trợ kiểm soát mụn, se khít lỗ chân lông hiệu quả.

Niacinamide rất dễ kết hợp với các thành phần chăm sóc da khác, đặc biệt là acid hyaluronic. 2 thành phần này thường cùng xuất hiện trong các sản phẩm dưỡng ẩm có gốc nước, giúp bạn có làn da căng mướt, tươi trẻ. Nếu bạn muốn sử dụng 2 sản phẩm riêng biệt, hãy thoa acid hyaluronic lên da trước để cấp ẩm, rồi thoa niacinamide để khóa lại độ ẩm trên da.

Acid hyaluronic và vitamin C

Là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, vitamin C được thêm vào mỹ phẩm với mong muốn bảo vệ tế bào da khỏi tác động tiêu cực từ môi trường, tia UV… Ngoài ra, vitamin C cũng kích thích da sản sinh collagen, giúp da luôn tươi trẻ và căng mịn.

Sự kết hợp của vitamin C với acid hyaluronic có thể đem lại công dụng như retinol nồng độ thấp. 2 thành phần này cùng cải thiện kết cấu làn da, vừa làm sáng vừa cung cấp độ ẩm cần thiết cho da của bạn. Bạn có thể dùng mỹ phẩm chứa cả vitamin C và acid hyaluronic; Hoặc dùng vitamin vào buổi sáng, acid hyaluronic vào buổi tối.

Acid hyaluronic và acid salicylic

Dùng BHA kết hợp với acid hyaluronic giúp làn da được nuôi dưỡng và tái tạo tốt hơn

Dùng BHA kết hợp với acid hyaluronic giúp làn da được nuôi dưỡng và tái tạo tốt hơn.

Acid salicylic hay BHA có khả năng tan trong dầu, thẩm thấu vào da sâu hơn các thành phần tan trong nước và chất chống oxy hóa. Vì thế, sữa rửa mặt và mỹ phẩm chứa BHA giúp tẩy tế bào chết hiệu quả, hỗ trợ ngăn ngừa cả mụn trứng cá và mụn đầu đen.

Do BHA lấy đi dầu thừa trên da, đôi khi sản phẩm sẽ khiến da căng khô. Khi đó, bạn có thể sử dụng acid hyaluronic để bù đắp độ ẩm cần thiết. Lưu ý nên chờ BHA trên da khô hoàn toàn trước khi chuyển sang bước chăm sóc da tiếp theo, nếu không bạn sẽ vô tình trung hòa acid, làm mất đi công dụng của BHA.

Acid hyaluronic và acid glycolic

Acid glycolic hay AHA là một acid hữu cơ có khả năng tan trong nước và đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Mỹ phẩm chứa AHA giúp tẩy tế bào chết và kích thích da sản sinh collagen.

Dùng AHA cũng có thể gây châm chích, kích ứng. Vì thế, bạn có thể kết hợp thêm sản phẩm dưỡng ẩm chứa acid hyaluronic để có làn da sáng mịn, căng bóng.

Acid hyaluronic và ceramide

Ceramide là dạng chất béo (lipid) cấu thành nên lớp màng bảo vệ trên bề mặt da. Ceramide có thể ví như chất keo giữ tế bào da với nhau, tạo nên một “bức tường thành” vững chắc, ngăn ngừa sự mất nước và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường.

Cơ chế của ceramide khác hoàn toàn với acid hyaluronic (acid này hoạt động như những miếng mút hút ẩm, giúp giữ nước cho làn da). Thế nhưng, khi kết hợp với nhau, acid hyaluronic và ceramide cùng làm dịu làn da và củng cố cấu trúc tế bào, giúp da căng mọng hơn.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Dưỡng da buổi tối mang lại lợi ích gì?

Quỳnh Trang (Theo Byrdie) - Theo Suc khoe cong
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 01/10/2023

    Cholesterol LDL là gì và tại sao bạn nên theo dõi chỉ số này?

    Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

  • 30/09/2023

    Ăn phô mai có lợi gì cho sức khỏe của bạn?

    Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.

  • 30/09/2023

    Cách chăm sóc bàn chân và cẳng chân khi mắc bệnh tiểu đường

    Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.

  • 30/09/2023

    Bơ động vật và bơ thực vật: Loại nào tốt hơn?

    Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?

  • 30/09/2023

    Hệ miễn dịch của bạn phụ thuộc vào dưỡng chất nào?

    Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.

  • 30/09/2023

    Dấu hiệu ở lưỡi "tố" cơ thể thiếu vitamin B12

    Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.

  • 30/09/2023

    Sàng lọc HIV: Những điều cần biết

    Xét nghiệm sàng lọc HIV sẽ kiểm tra xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không. Khoảng 1,2 triệu người ở Mỹ nhiễm HIV. Nhưng cứ 7 người thì có 1 người không biết tình trạng nhiễm HIV của mình. Ngoài ra, khoảng 40% số ca nhiễm mới lây lan bởi những người không biết về tình trạng HIV của mình hoặc chưa xét nghiệm.

  • 30/09/2023

    Tại sao chúng ta không thể ngửi thấy mùi cơ thể của chính mình?

    Sau đây là những điều thú vị về khứu giác và mùi hương cơ thể của con người.

Xem thêm