Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ðiều cần biết về tắc mạch trĩ

Trĩ hậu môn là những tổ chức mạch máu bình thường, ở trong lòng ống hậu môn từ khi người sinh ra.

Trĩ hậu môn là những tổ chức mạch máu bình thường, ở trong lòng ống hậu môn từ khi người sinh ra. Bệnh trĩ là từ được dùng khi chỉ một tập hợp các biểu hiện bệnh lý, có liên quan đến những thay đổi mạng mạch trĩ. Một trong những biến chứng của sự thay đổi mạng mạch này là tắc mạch trĩ, còn gọi là nhồi máu trĩ...

Tắc mạch trĩ là sự hình thành những cục máu đông do sự phá vỡ mạch máu tại mạng mạch trĩ. Đây là một biến chứng hay gặp, luôn luôn là sự biểu hiện và tiến triển ngấm ngầm của bệnh trĩ, dẫn đến một bệnh cảnh lâm sàng rầm rộ, đột ngột đau buốt hậu môn, kèm theo phù nề ngày một gia tăng theo mức độ đau, buộc bệnh nhân không thể cố tình bỏ qua.

Nguyên nhân do đâu?

Có nhiều giả thiết về nguyên nhân làm khởi phát biến chứng này như: sau một gắng sức tĩnh hoặc động; ăn uống quá mức (đặc biệt là rượu); ở phụ nữ có thể xuất hiện vào lúc hành kinh hoặc trước kỳ kinh, hoặc những tháng cuối thai kỳ (vì đương nhiên, kỳ kinh hoặc mang thai, hoặc chuyển dạ ở nữ đã là những rối loạn huyết động cho vùng hậu môn), hoặc chấn thương hậu môn mà hay gặp nhất là móc phân do táo bón và đôi khi gặp trong những áp-xe hậu môn...

Nhưng đa số những trường hợp mà theo một nghiên cứu của các tác giả thuộc Viện Y học cổ truyền quân đội đã cho thấy: những người có tiền sử thỉnh thoảng chảy máu trĩ khi đại tiện, gặp phải những ngày thay đổi thời tiết, hoặc do uống rượu, lao động nặng nhọc, vận động quá mức... (gắng sức động) hoặc ngồi quá lâu như ngồi đánh bài, ngồi máy may, ngồi ôtô, máy bay một chặng đường quá xa... (gắng sức tĩnh), sẽ có nguy cơ cao làm khởi phát tắc mạch trĩ.

Hình ảnh trĩ nội, trĩ ngoại.

Với các trường hợp tắc mạch trĩ ngoại, những cơn đau buốt mỗi ngày một tăng trong khoảng 3-5 ngày đầu, tiếp sau đó sẽ xuất hiện một mảng hoại tử khô trên bề mặt chỗ sưng tấy. Diện tích chỗ hoại tử loét ra và cục máu được loại ra cùng sự chảy máu, sưng đau giảm dần. Di tích nho nhỏ mà nó để lại ở hậu môn, người ta gọi là “mảnh da thừa”.

Trong trường hợp tắc mạch trĩ nội thì không có tiến triển thuận lợi như vậy. Đau ngày một dữ dội tỷ lệ thuận với mức độ sưng nề. Các búi trĩ nội lồi sa ra ngoài, bệnh nhân không tự đẩy trở lại lòng ống hậu môn được. Dịch rỉ viêm xuất tiết ngày một nhiều cùng với sự xuất hiện của các giả mạc che phủ những đám hoại tử. Bệnh nhân mỗi lúc càng đau buốt, rát làm cho cơ thắt hậu môn càng co thắt mạnh, hậu quả là rối loạn tuần hoàn mạng mạch trĩ càng nặng nề, sưng tấy ngày một lớn khiến bệnh nhân càng đau... Cứ như thế tạo ra một vòng xoắn bệnh lý hành hạ người bệnh có khi kéo dài vài ba tuần.

Xử trí thế nào?

Điều trị bệnh trĩ

Với bệnh cảnh rầm rộ, đột ngột sưng, đau dữ dội ở hậu môn khiến bệnh nhân lo sợ và mong được tư vấn, điều trị ngay. Nhưng do bệnh ở hậu môn nên đa số người bệnh ngại ngùng khi phải đi khám, thêm vào đó, sự sưng đau tại hậu môn khiến bệnh nhân ngồi xe khó khăn nên nhiều người tự điều trị bằng các thuốc kháng sinh (vì họ cho rằng hậu môn sưng tấy là do viêm nhiễm). Có người xin tư vấn qua thì đôi khi nhận được lời khuyên không đúng như: ngâm nước muối rồi đẩy vào. Kết quả là không khỏi mà theo trình tự tiến triển của bệnh cùng với sự tác động cơ học tại chỗ không đúng khiến sưng và đau tăng nặng hơn, bệnh nhân buộc phải đến khám trực tiếp tại các cơ sở y tế và khi được chuyển tới đúng các chuyên khoa hậu môn thì bệnh đã ở vào giai đoạn muộn, khiến cho việc xử trí kỳ đầu kém hiệu quả.

Ở đây, chúng tôi không có ý định đưa ra một phác đồ xử trí nào cụ thể đối với tắc mạch trĩ, bởi vì việc xử trí được tùy chọn chỉ định với từng cơ sở chuyên khoa hậu môn, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, kinh nghiệm thầy thuốc cũng như trang thiết bị của từng nơi. Sẽ chắc chắn rằng, đau và sưng nề nhanh chóng thuyên giảm ngay lần xử trí kỳ đầu nếu đã chẩn đoán chính xác. Việc chẩn đoán rất có thể nhầm với các bệnh khác ở hậu môn như: nứt kẽ hậu môn, áp-xe hậu môn... nếu thầy thuốc chỉ nghe kể bệnh mà không khám cụ thể tại hậu môn.

Lời khuyên của thầy thuốc
Tùy thuộc vào từng thể bệnh tắc mạch trĩ và tùy thuộc vào trang thiết bị tại bệnh viện, kinh nghiệm của mỗi thầy thuốc sẽ có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Khi có triệu chứng sưng đau hậu môn kiểu như tắc mạch trĩ, cần đến ngay cơ sở chuyên khoa hậu môn để khám và xử trí càng sớm càng tốt (tốt nhất là trong vòng 48 giờ đầu tiên).

Để phòng tránh biến chứng tắc mạch trĩ người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa hậu môn khám ngay nếu có triệu chứng chảy máu khi đại tiện, để có thể được điều trị sớm. Trong những ngày thay đổi thời tiết cần chú ý tránh hoạt động gắng sức (dù là gắng sức động hay tĩnh), cùng như tránh uống quá nhiều rượu bia.
TS. Phan Hoài Trung - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm