Hướng dẫn về cai sữa dành cho các mẹ!
Thời điểm tốt nhất để cai sữa cho bé?
Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, hãy cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu đời. Đó sẽ là món quà lớn nhất mà bạn dành cho bé. Sau 6 tháng đầu, bạn nên chuyển dần sang việc cho bé ăn dặm cho tới khi bé được 1 tuổi.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là khi đủ 1 tuổi thì bé không được bú mẹ nữa. Nhiều chuyên gia khuyến cáo bạn nên cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cho bé bú đến khi nào bạn muốn, miễn là cả 2 mẹ con đều cảm thấy thoải mái.
Và nếu bạn muốn cai sữa cho bé sớm trước khi bé tròn 1 tuổi, thì cũng không gây hại gì cả. Nhưng luôn cẩn trọng để đảm bảo rằng bé của bạn được bổ sung đủ các chất dinh dưỡng để phát triển sau khi cai sữa.
Các lý do để cai sữa
Cách dễ nhất để cai sữa cho bé là đợi cho đến khi bé sẵn sàng. Tuy nhiên, đôi khi bạn cần phải cai sữa cho bé sớm hơn, chẳng hạn như bạn có một số lý do dưới đây:
Nếu bạn cần phải cai sữa cho bé, vì bất cứ lý do gì, thì dưới đây là một số cách đơn giản giúp bạn cai sữa cho bé một cách dễ dàng và đơn giản:
Cai sữa ngay lập tức
Nếu bạn cần phải cho bé cai sữa ngay lập tức, bạn có thể làm theo những bước sau:
Nếu bạn không vội và muốn cai sữa cho bé một cách từ từ, bạn có thể làm theo những cách dưới đây:
Lưu ý
Dưới đây là một số điều quan trọng cần ghi nhớ khi bạn cho bé cai sữa:
Không nên hạn chế hoàn toàn việc bú mẹ của bé. Nếu bé muốn bú mẹ, hãy cho bé bú nhưng trong khi đó, hãy làm bé mất tập trung bằng việc chơi trò chơi, một món đồ ăn khác…
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Khi bé bú mẹ, bạn có thể đảm bảo được rằng bé được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Nhưng khi cai sữa, bạn sẽ phải vất vả hơn để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho bé. Nếu bé chưa đủ 1 tuổi và bạn muốn cai sữa cho bé, hãy nhớ cho bé uống các loại sữa công thức được bổ sung sắt.
Hãy kiên nhẫn. Đây chính là chìa khóa khi cai sữa. Kể cả khi bạn muốn cai sữa cho bé ngay lập tức, cũng sẽ cần vài ngày. Do vậy, bạn không nên “đốt cháy giai đoạn” vì việc này sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn, gây ảnh hưởng xấu đến cả 2 mẹ con.
Chuẩn bị kỹ càng. Trước khi cai sữa, hãy chuẩn bị tất cả những gì mà bạn cần, bao gồm sữa công thức, bình/cốc sữa, dụng cụ vệ sinh bình sữa…
Trao đổi với bác sỹ. Hãy trao đổi với bac sỹ trước khi bạn quyết định cho bé cai sữa. Mặc dù cai sữa là quyết định cá nhân, nhưng bạn vẫn nên trao đổi với chuyên gia để đảm bảo rằng việc cai sữa không gây ảnh hưởng đến em bé.
Tránh xoa bóp. Bạn nên tránh ma sát hoặc xoa bóp núm vú để tránh kích thích nguồn sữa.
Tránh ngủ chung. Nếu trước đây bé ngủ chung giường với bố mẹ, thì khi bắt đầu cai sữa chính là thời điểm mà bé có thể ngủ riêng (riêng giường hoặc thậm chí là riêng phòng).
Xin nghỉ làm. Khi bạn đang cai sữa cho bé, bạn nên chuẩn bị tinh thần sẽ nghỉ làm trong một vài ngày. Cai sữa có thể sẽ khiến bị căng tức vú, khiến vú bạn bị cứng như đá và rất đau. Trong trường hợp này, bạn cần được nghỉ ngơi.
Chú ý đến cảm xúc của bản thân. Nếu bạn cai sữa, hormone trong cơ thể sẽ tăng cao, khiến bạn nhạy cảm hơn. Do vậy, hãy để ý đến cảm xúc của bản thân mình.
Nhờ chồng giúp đỡ. Bạn có thể nhờ chồng trông con khi đến cữ bú của bé. Việc này không chỉ làm bé quên đi việc bú mẹ mà còn giúp kết nối 2 bố con. Bạn cũng có thể nhờ chồng pha sữa và cho bé ăn giúp bạn.
Chuẩn bị sẵn sàng vì bé sẽ rất quấy khóc trong giai đoạn này.
Thực hiện nghiêm ngặt thời gian biểu. Em bé sống rất đúng với thời gian biểu, mà bạn lại vừa tạo ra một thay đổi lớn trong thời gian biểu của bé, do vậy, hãy cố gắng thực hiện đúng thời gian biểu này.
Ngủ khi bạn có thể. Em bé có thể sẽ rất quấy khóc, cả ban ngày và ban đêm vì phải cai sữa. Do vậy, hãy tranh thủ ngủ bất cứ khi nào bạn có thể.
Mụn sẽ mọc trở lại. Khi cai sữa, sự thay đổi hormone trong cơ thể có thể sẽ khiến mụn mọc trở lại ở một số phụ nữ. Và, đừng hoảng hốt vì tình trạng đó sẽ qua nhanh thôi.
Thông tin thêm trong bài viết: Mẹo để dự trữ và bảo quản sữa mẹ
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.