Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hội chứng rối loạn thần kinh tự miễn ở trẻ em liên quan đến nhiễm liên cầu khuẩn (PANDAS)

Hội chứng rối loạn thần kinh tự miễn ở trẻ em liên quan đến nhiễm liên cầu khuẩn (PANDAS) mô tả một nhóm các triệu chứng, chẳng hạn như tics và hành vi ám ảnh cưỡng chế, được cho là xuất hiện ở một số trẻ em bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn. Cùng tìm hiểu về hội chứng này qua bài viết sau đây.

Hội chứng PANDAS là gì?

PANDAS là viết tắt của “các rối loạn thần kinh tự miễn ở trẻ em liên quan đến nhiễm trùng liên cầu khuẩn”. PANDAS mô tả các tình trạng gặp ở một số trẻ em bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn hoặc sốt ban đỏ. Hiện nay đã có một số báo cáo về sự phát triển của tics (một loại hành vi ám ảnh cưỡng chế) và các triệu chứng tâm thần và thần kinh khác sau khi mắc hội chứng này, tuy nhiên các chuyên gia vẫn chưa xác định được mối liên hệ rõ ràng.

Ai có nguy cơ mắc hội chứng này?

Hội chứng rối loạn thần kinh tự miễn sau nhiễm liên cầu khuẩn được ghi nhận mắc nhiều nhất ở độ tuổi từ 3 đến 12 tuổi. Một số chuyên gia cho rằng hội chứng này phổ biến hơn ở bé trai hơn là bé gái. Họ cũng cho rằng trẻ em có thể có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn nếu trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A thường xuyên, chẳng hạn như viêm họng liên cầu khuẩn hoặc sốt ban đỏ thường xuyên.
  • Tiền sử gia đình mắc các bệnh tự miễn hoặc sốt thấp khớp.

Thanh thiếu niên hoặc người lớn có thể mắc hội chứng PANDAS không?

Các nhà nghiên cứu cho rằng rất hiếm khi thanh thiếu niên hoặc người lớn có các triệu chứng về thần kinh hoặc tâm thần do nhiễm trùng liên cầu khuẩn. Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểu về những tác động tiềm ẩn lâu dài của những nhiễm trùng này.

Đọc thêm tại bài viết: Viêm họng liên cầu khuẩn

Hội chứng PANDAS có phổ biến không?

Một số nghiên cứu cho thấy đây là một hội chứng hiếm gặp.

Triệu chứng của hội chứng PANDAS là gì?

Các triệu chứng và dấu hiệu của PANDAS đã được báo cáo là có sự khác nhau rất nhiều giữa những trẻ mắc bệnh và có thể liên quan đến sự kết hợp của các tình trạng tâm lý và thần kinh. Các triệu chứng được cho là bắt đầu đột ngột và xảy ra theo từng đợt. Chúng dường như kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần, sau đó biến mất và lại tái phát.

Các triệu chứng tâm lý được ghi nhận của hội chứng này bao gồm:

  • Lo lắng hoặc trầm cảm
  • Đái dầm
  • Thay đổi tâm trạng hoặc tính cách, đặc biệt là đột nhiên nổi cơn thịnh nộ hoặc cáu kỉnh
  • Khó ngủ
  • Không hứng thú với thức ăn
  • Bồn chồn và các triệu chứng tương tự như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
  • Hành vi giống như rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Lo lắng khi xa cách
  • Các tics tương tự như hội chứng Tourette

Đọc thêm tại bài viết: Hội chứng Tourette là gì?

Các triệu chứng thần kinh bao gồm:

  • Những thay đổi về kỹ năng vận động (chuyển động cơ), chẳng hạn như các vấn đề về chữ viết tay
  • Khó tập trung hoặc học tập
  • Kết quả học tập kém
  • Giảm khả năng phối hợp
  • Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh

Nguyên nhân gây ra hội chứng PANDAS là gì?

Một số chuyên gia tin rằng hội chứng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của trẻ sản xuất kháng thể để chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng liên cầu khuẩn. Nhưng các kháng thể cũng có thể tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh ở các mô khác vì các tế bào này bắt chước các tế bào của bệnh nhiễm trùng liên cầu khuẩn.

Một số chuyên gia khác tin rằng các kháng thể ảnh hưởng đến các mô trong não của trẻ, dẫn đến các triệu chứng về tâm lý và thần kinh đã được liệt kê bên trên.

Chẩn đoán

Hiện nay không có xét nghiệm nào để chẩn đoán hội chứng PANDAS. Bác sĩ sẽ tiến hành khám và đánh giá các triệu chứng của trẻ để chẩn đoán bệnh.

Hội chứng PANDAS được điều trị như thế nào?

Phương pháp điều trị PANDAS có thể bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Những trẻ bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn đang hoạt động (bao gồm các triệu chứng đặc trưng của bệnh nhiễm trùng như sốt, đau họng, đau khi nuốt,…) cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Đây là một hình thức trị liệu tâm lý. Liệu pháp này có thể giúp trẻ kiểm soát tốt hơn các khó khăn về tinh thần và cảm xúc.

Phòng ngừa

Cách tốt nhất để phòng ngừa bất kỳ căn bệnh nào được cho là liên quan đến nhiễm trùng là ngăn ngừa nhiễm trùng xảy ra ngay từ đầu. Khuyến khích trẻ thực hành vệ sinh tốt bằng cách:

  • Che mũi và miệng bằng khăn giấy hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi.
  • Không dùng chung thức ăn, đồ uống hoặc đồ dùng cá nhân chẳng hạn như bàn chải đánh răng.
  • Rửa tay thường xuyên và sử dụng nước rửa tay bất cứ khi nào có thể.

Tiên lượng

Việc tập trung vào liệu pháp hành vi nhận thức (CBT) để điều trị các vấn đề về hành vi và đào tạo đảo ngược thói quen cho chứng tics giúp giảm tần suất các triệu chứng và cung cấp cho trẻ các kỹ năng đối phó mà trẻ cần để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nếu con bạn bị nhiễm liên cầu khuẩn và đang có một trong các dấu hiệu cảnh báo hội chứng PANDAS, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để trẻ được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Cleveland Clinic
Bình luận
Tin mới
  • 21/01/2025

    Thời điểm uống cà phê cực tốt cho tim và tuổi thọ

    Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng thời điểm uống cà phê cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe. Các nhà nghiên cứu mới phát hiện ra một thời điểm uống cà phê trong ngày giúp giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim...

  • 21/01/2025

    5 việc cần làm mỗi sáng để hạ huyết áp

    Đối với hầu hết mọi người, tăng huyết áp không có dấu hiệu cảnh báo. Cách duy nhất để bạn biết mình bị huyết áp cao là thông qua chỉ số huyết áp. Nhưng theo thời gian, tăng huyết áp không được kiểm soát có thể gây tổn thương các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm động mạch, tim, não, thận, mắt, v...v... May mắn thay, có những thay đổi về lối sống mà bạn có thể thực hiện để giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Thử những thay đổi này vào buổi sáng khi huyết áp của bạn bắt đầu tăng, thậm chí trước khi bạn thức dậy là thời điểm đặc biệt tốt để bắt đầu. Hãy tìm hiểu những thói quen này cùng VIAM nhé.

  • 20/01/2025

    5 lợi ích của tỏi nướng trong mùa đông

    Tỏi nướng không chỉ thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Dưới đây là 5 lợi ích của tỏi nướng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn trong mùa đông.

  • 20/01/2025

    Xua tan mệt mỏi cuối năm: Bí quyết lấy lại năng lượng cho dân văn phòng

    Cuối năm, thời điểm mà không khí hối hả bao trùm, đặc biệt là với dân văn phòng. Áp lực công việc với deadline dồn dập, những buổi tiệc tùng liên miên khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ. Vậy làm thế nào để xua tan mệt mỏi, lấy lại năng lượng để đón một năm mới tràn đầy hứng khởi? Hãy cùng Viện y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những bí quyết hữu ích để "sạc đầy pin" cho cả thể chất lẫn tinh thần.

  • 18/01/2025

    Du lịch cuối năm khỏe mạnh: cẩm nang bỏ túi cho chuyến đi an toàn

    Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!

  • 17/01/2025

    Phù nề sau sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách xử trí hiệu quả

    Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.

  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

Xem thêm