1. HIV là gì?
HIV là viết tắt của virus gây suy giảm miễn dịch ở người. Virus này tấn công các tế bào miễn dịch được gọi là tế bào CD4.
Tế bào CD4 là các tế bào bạch cầu T đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Số lượng tế bào CD4 cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe của hệ thống miễn dịch. Đây là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể giúp bạn chống lại các mầm bệnh, bao gồm nhiễm khuẩn và siêu vi…
HIV nhắm mục tiêu và xâm nhập vào các tế bào CD4, sử dụng chúng để tạo ra nhiều bản sao của virus; phá hủy các tế bào và làm giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng và bệnh tật khác của cơ thể.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là một số người nhiễm HIV trong thời gian dài mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
2. AIDS là gì?
AIDS là viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Đây là một giai đoạn tiến triển của HIV.
Khi nhiễm HIV tiến triển, số lượng các tế bào CD4 giảm dần. Những người nhiễm HIV có số lượng tế bào CD4 dưới 200, người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nghiêm trọng.
Hay nói cách khác, khi một người nhiễm HIV không được điều trị, hệ thống miễn dịch dần dần bị suy giảm, có khả năng dẫn đến AIDS.
Tuy nhiên, những tiến bộ trong điều trị ARV đã làm cho bệnh tiến triển này ngày càng ít phổ biến hơn.
3. HIV lây qua những con đường nào?
HIV lây truyền qua 3 đường:
HIV không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường hàng ngày như:
4. Cách phát hiện sớm HIV, các dấu hiệu và triệu chứng
Các dấu hiệu và triệu chứng của HIV khác nhau ở mỗi người. Một số người có thể gặp các triệu chứng ngay lập tức sau khi nhiễm HIV, và một số có thể không gặp các triệu chứng trong nhiều thập kỷ.
Các triệu chứng của HIV khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm trùng. Hầu hết những người không được điều trị đều trải qua ba giai đoạn khác nhau của HIV. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị HIV hiện nay, người nhiễm HIV ít gặp phải giai đoạn cuối - giai đoạn nặng nhất.
4.1 Nhiễm HIV cấp tính
Nhiễm HIV cấp tính là giai đoạn đầu. Nó thường bắt đầu khoảng 2-4 tuần sau khi nhiễm HIV. Giai đoạn này người bệnh thường có tải lượng virus cao, nên dễ làm lây nhiễm cho người khác.
Những người bị nhiễm HIV cấp tính có thể gặp các triệu chứng giống như cúm như:
Bất cứ ai nghĩ rằng mình có thể đã từng bị phơi nhiễm với HIV nên đi xét nghiệm, vì chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn tiếp theo.
4.2 Nhiễm HIV mãn tính
Không giống như nhiễm HIV cấp tính, giai đoạn thứ hai là mãn tính và có thể kéo dài hàng chục năm.
Những người trong giai đoạn này có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm, có thể có ít triệu chứng hơn người ở giai đoạn cấp tính, nhưng những người ở giai đoạn mãn tính vẫn có thể truyền virus cho người khác.
Xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị có thể ngăn mọi người tiến triển sang giai đoạn cuối của HIV.
4.3 AIDS
AIDS là giai đoạn cuối của HIV, là giai đoạn nặng nhất. AIDS hoạt động chống lại hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể, và những người trong giai đoạn này thường gặp khó khăn trong việc chống lại các bệnh nhiễm trùng thông thường.
Một số triệu chứng mà người bệnh AIDS có thể gặp phải bao gồm:
Hầu hết những người được điều trị và tuân thủ tốt điều trị sẽ không tiến triển đến giai đoạn cuối. Với việc xét nghiệm thường xuyên và chăm sóc thích hợp, những người nhiễm HIV có thể có cuộc sống khỏe mạnh và làm việc bình thường…
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Dinh dưỡng và HIV/AIDS.
Chất xơ đóng vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa của con người và sức khỏe nói chung. Trong đó, inulin là dạng chất xơ hòa tan cần thiết để duy trì hệ vi sinh vật đường ruột.
Bà mẹ mang thai duy trì một lối sống lành mạnh trong suốt thai kỳ, cũng như trước và sau đó, là chìa khóa cho cả em bé và mẹ khỏe mạnh.
Thức ăn nhanh rất tiện lợi, rẻ tiền và ngon miệng. Tuy nhiên nó thường chứa nhiều calo, chất béo, đường, muối, carbohydrate tinh chế và cholesterol. Đó là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, trong đó có bệnh tim.
Một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa có thể giúp bạn giảm mệt mỏi, tiếp thêm năng lượng để tiếp tục làm việc vào buổi chiều. Thế nhưng việc ngủ trưa quá nhiều lại có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nhiều người bệnh đái tháo đường thường bỏ qua chuối vì cho rằng loại quả này chứa nhiều đường. Tuy nhiên, trên thực tế, bạn không cần tránh ăn chuối hoàn toàn. Người bệnh đái tháo đường chỉ cần làm theo một số lời khuyên để không bỏ qua loại quả ngon, tốt cho sức khỏe này.
Suy tim sung huyết là một căn bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ có thể được kiểm soát thông qua thay đổi lối sống, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sỹ. Đọc ngay bài viết sau để biết cách điều trị và kiểm soát bệnh suy tim cho người cao tuổi.
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiệt đới do muỗi truyền virus Dengue gây ra. Các triệu chứng thường bắt đầu từ ba đến mười bốn ngày sau khi nhiễm bệnh. Triệu chứng của sốt xuất huyết có thể bao gồm sốt cao, đau đầu, nôn mửa, đau cơ và khớp, và phát ban da đặc trưng.
Thực hiện một chế độ ăn uống bỗ dưỡng cùng những loại thực phẩm dưới đây có thể giúp hỗ trợ cho những người mắc bệnh huyết áp cao.