Tiểu đường là một bệnh mạn tính, đe dọa đến tình mạng khi lượng đường huyết quá cao. Có tiểu đường typ1 và tiểu đường typ 2. Trong đó tiểu đường typ1 là bệnh tự miễn do tuyến tụy bị hỏng không bài tiết được insulin và bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào việc tiêm thêm insulin từ bên ngoài, trong khi typ 2 lại có thể thay đổi lối sống sinh hoạt, sử dụng thuốc hoặc cũng phụ thuộc một phần vào insulin.
Tiểu đường typ 2 rất phổ biến. Nguy cơ mắc tiểu đường typ 2 cũng tăng lên khi gia đình bạn có nhiều người mắc. Các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ tiểu đường typ 2 như: tuổi, thừa cân/béo phì, ít vận động và do gen.
Insulin là gì
Insulin là một hormone tự nhiên được tuyến tụy của con người tạo ra để điều hòa lượng glucose trong máu. Insulin giúp cơ thể sử dụng đường hay glucose từ tinh bột mà bạn ăn hàng ngày. Sau khi ăn hoặc uống, lượng đường trong máu bắt đầu tăng cao, các tế bào beta của tụy sẽ truyền tín hiệu để giải phóng insulin vào máu. Hãy tưởng tượng insulin giống như người lái xe. Bởi vì glucose không thể trực tiếp đi vào tế bào, chúng cần có người lái xe đưa glucose đến đúng địa điểm và đó chính là insulin. Khi có đủ người lái xe để vận chuyện glucose, lượng glucose trong máu sẽ giảm xuống sau khi ăn và tế bào sẽ sử dụng chúng. Hoặc một cách hiểu khác, insulin giống như chìa khóa mở lối cho glucose vào tế bào cơ thể. Insulin cũng giúp dự trữ glucose ở cơ, gan, mỡ để huy động sử dụng sau đó. Insulin truyền tín hiệu đến các phần khác để giải phóng hoặc hấp thụ glucose khi cơ thể cần. Insulin cần phải được bác sỹ kê đơn bởi chúng có thể khiến đường huyết quá cao hoặc quá thấp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không đúng liều. Người mắc tiểu đường thường xuyên có nồng độ đường máu cao sẽ gây ra vấn đề về mắt, thận, bàn chân….
Hơn cả vấn đề kiểm soát glucose
Insulin là một hormone quan trọng đối với chuyển hóa của cơ thể người. Không có insulin các hormone khác của có thể cũng bị mất cân bằng. Cơ thể sản xuất nhiều loại hormone, insulin hoạt động phối hợp với rất nhiều trong số những hormone trên để điều chỉnh các khía cạnh khác nhau của sức khỏe. Nếu insulin hoặc một loại hormone khác mất cân bằng sẽ làm tăng nguy cơ kháng insulin dẫn đến bị tiểu đường. Ví dụ, nếu bạn có lượng hormone tuyến giáp thấp bạn cũng có thể tăng nguy cơ kháng insulin. Đó là do hormone tuyến giáp và insulin phối hợp với nhau để duy trì cân nặng khỏe mạnh, nhiệt độ và nhiều chức năng khác. Một khi insulin hay những hormone khác bị rơi khỏi trạng thái cân bằng thì sẽ tạo ra một loạt sự rối loạn bên trong và dẫn đến các bệnh lý.
Các loại insulin
Vậy insulin hóa ra lại có rất nhiều chức năng quan trọng đối với toàn bộ cơ thể. Khi tuyến tụy không tạo ra đủ hoặc không tạo ra cơ thể bạn cần dựa vào nguồn insulin ở bên ngoài. Có rất nhiều loại insulin nhân tạo hiện nay. Chúng khác nhau về tốc độ hoạt động, thời gian đạt đỉnh và độ dài hoạt động.
Cũng có những phiên bản phối hợp những loại khác nhau. Ví dụ bác sỹ có thể kê đơn phối hợp giữa loại tác dụng trung bình và loại hoạt động trung bình hoặc nhanh để phù hợp với nhu cầu của bạn. Đa phần insulin đều tiêm dưới da, vì chúng cần phải hoat động giống như insulin trong cơ thể và không thể bào chế dưới dạng viên uống vì sẽ bị phân giải dưới tác động của quá trình tiêu hóa.
Một số người sử dụng insulin dạng bơm liên tục đặt dưới da, sẽ giữ ổn định liều insulin không bị tăng đột biến theo bữa ăn. Phương pháp này có thể phù hợp với một số người đặc biệt là người không thích kim tiêm.
Tìm loại và liều phù hợp cho bạn
Bác sỹ sẽ cân nhắc đến loại và liều insulin cho bạn dựa vào những thông tin sau:
Các bác sỹ cố gắng tìm hiểu về cuộc sống và những gì mà bạn ăn để tìm ra loại insulin phù hợp. Điều quan trọng nhất khi sử dụng insulin là dùng đúng liều lượng. Nếu dùng không đúng liều bạn có thể hạ đường huyết hoặc cao hơn mức cần thiết sẽ gây ra ngộ độc. Mỗi người sẽ phù hợp với một loại insulin khác nhau. Ví dụ, nếu bạn bị đường huyết cao kể cả lúc đói thì loại insulin tác dụng kéo dài sẽ phù hợp, nếu đường huyết lúc đói là bình thường nhưng lại tăng lên sau ăn thì loại insulin tác dụng nhanh sẽ phù hợp hơn.
Tác dụng phụ của insulin
Hạ đường huyết là tác dụng phụ thường gặp và nguy hiểm nhất của insulin và nguy cơ này cao hơn ở những người dung loại bơm liên tục dưới da. Một tác dụng phụ khác có thể xảy ra là rối loạn phân bố mỡ hay mỡ tích tụ lại nhiều dưới vùng da thường xuyên tiêm insulin. Điều này có thể xảy ra khi bạn chỉ tiêm insulin ở một chỗ. Nhiễm trùng tại vị trí tiêm cũng có thể xảy ra nên cần phải đảm bảo rửa sạch tay bằng xà phòng và nước trước khi tiêm.
Tuân thủ lịch trình
Không quan trọng bạn dùng loại insulin nào, hãy nhớ rằng bạn cần phải tuân thủ lịch trình tiêm insulin của bạn. Đừng tự ý ngừng tiêm insulin vì sẽ gây ra tình trạng toan hóa, hoặc có thể gây ra mất thị lực và rối loạn tâm thần có thể dẫn đến mất ý thức và cuối cùng là tử vong. Trong mọi trường hợp nếu bạn gặp vấn đề về insulin hãy xin lời khuyên từ các bác sỹ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Insulin “không chích”: Thành quả của công nghệ sinh học
Rụng trứng muộn xảy ra khi bạn rụng trứng gần ngày bắt đầu kỳ kinh nguyệt tiếp theo của mình. Rụng trứng muộn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và kinh nguyệt của bạn.
Mọc răng là giai đoạn khá đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ. Mọi trẻ em đều phải trải qua, trong quá trình này trẻ có thể bị sốt nên hay quấy khóc khiến mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ những cách chăm sóc cần nắm rõ khi trẻ mọc răng.
Nấm miệng là một tình trạng gây tổn thương răng miệng, lưỡi bị nấm candida xâm nhiễm. Các tổn thương bị đau và chảy máu khi cạo lưỡi hay đánh răng. Bệnh sẽ khiến người bệnh thấy chán ăn, gây khó khăn khi nhai nuốt thức ăn và dẫn đến sụt cân và suy nhược cơ thể.
Phụ nữ tuổi trung niên nội tiết tố thay đổi, tóc dễ bị hư tổn, gãy rụng … Vậy làm như nào để hạn chế?
Dị ứng thức ăn là tình trạng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một protein có trong thức ăn. Biểu hiện với nhiều triệu chứng và mức độ khác nhau, nhưng phần lớn đều gây khó chịu, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, hiểu biết những nguy cơ để phòng tránh là vô cùng quan trọng.
WHO thông báo phát hiện hai biến thể phụ của chủng Omicron.
Các bài tập thể hình tác động mạnh mẽ tới thân dưới giúp chị em có chân thon, mông nở. Với một cặp tạ tay, bạn có thể thử 4 động tác giúp săn chắc cơ bắp vùng thân dưới sau đây.
Không duy trì được cương dương ở nam giới hoặc không thể “lên đỉnh” ở phụ nữ bị xem là những rối loạn chức năng tình dục. Tuy nhiên, khó “lên đỉnh” cũng có thể bắt nguồn từ một số yếu tồ từ sinh lý đến tâm lý.