Đi nhà trẻ lần đầu có thể là một trải nghiệm khó khăn và vất vả cho nhiều gia đình nếu không chuẩn bị tâm lý và sức khỏe tốt cho con. 2 vấn đề lớn mà các bé thường gặp phải khi bắt đầu tới nhà trẻ là rối loạn tâm lý và ốm kéo dài.
Phòng tránh các rối loạn tâm lý
Đa số các bé lần đầu đi nhà trẻ đều có biểu hiện sợ hãi như khóc, bám mẹ, phản kháng và không chịu đến trường. Nhiều bé còn không muốn ăn, khóc đến khản đặc họng, ngủ mê giật mình sợ hãi tỉnh giấc, thậm chí đái dầm ra quần.
Bé có thể bị tổn thương tâm lý kéo dài, trở nên nhút nhát, thiếu tự tin và không hòa nhập được với môi trường tập thể.
Mẹ cũng nên tập trước cho bé thói quen ăn ngủ theo lịch sinh hoạt của trường. Khi bé phản ứng “gay gắt” như la hét, khóc lóc… mẹ không nên “mềm lòng” chiều theo nhu cầu của bé hoặc la mắng, khiển trách bé. Thay vào đó mẹ hãy nhẹ nhàng an ủi giúp bé trấn an tâm lý, nhắc nhở bé về những điều mới lạ, vui thích ở trường học.
Mẹ cũng nên quan tâm, trò chuyện, hỏi han bé về những hoạt động diễn ra trong lớp, những niềm vui về bạn bè, cô giáo nhằm kích thích niềm vui thích đi học ở bé. Những việc này giúp giảm sự căng thẳng (stress) cho bé khi sang một môi trường mới và có lợi cho tâm lý và sức khoẻ của bé trước mắt và lâu dài.
Các chuyên gia y tế cho rằng những căng thẳng đầu đời khi phải rời xa bố mẹ và tiếp xúc với những người lạ làm tuyến thượng thận của trẻ tăng tiết chất cortisol là chất gây căng thẳng (stress) và làm giảm sức đề kháng còn non yếu của trẻ.
Vì vậy trẻ dễ dàng bị tấn công bởi vi rút, vi khuẩn tiềm ẩn ở môi trường xung quanh hoặc lây nhiễm bệnh từ các bạn trong lớp. Các bệnh hay gặp nhất là viêm đường hô hấp và tai - mũi -họng như cảm cúm, viêm mũi, viêm phế quản, viêm tai giữa…
Ốm kéo dài và tái đi tái lại tạo thành vòng luẩn quẩn với biếng ăn và suy dinh dưỡng. Bé có thể bị sút cân không phục hồi được sau thời gian dài thường xuyên bị nhiễm bệnh.
Mẹ nên chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế biến dạng lỏng và chia làm nhiều bữa ăn nhỏ để giúp bé hấp thụ được tốt hơn. Nên cho bé hoạt động thể chất ngoài trời mỗi ngày từ 30 phút đến 1 giờ đồng hồ. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hoạt động thể chất hằng ngày giúp tăng sinh các tế bào và kháng thể miễn dịch trong cơ thể trẻ.
Mẹ có thể bổ sung các chất tăng sức đề kháng cho bé từ 1 đến 2 tháng trước khi cho bé đi trẻ. Một trong những hoạt chất giúp tăng cường miễn dịch “trực tiếp” hiệu quả và an toàn cho trẻ được biết đến hiện nay là nhóm chất Betaglucan.
Trong nhóm Betaglucan này, chất Beta (1.3/1.6)-D-Glucan được khoa học chứng minh về cơ chế phân tử của tác dụng tăng cường miễn dịch. Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Jesenak M1, Majtan J, Rennerova Z, Kyselovic J, Banovcin P, Hrubisko M. đăng trên tạp chí Miễn dịch học quốc tế (International Immunopharmacology 15(2013) 395-399) trên 175 trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp tái phát cho thấy: khi sử dụng Beta (1.3/1.6)-D-Glucan (chứa trong si rô Imunoglukan® sản xuất bởi PLEURAN) với liều 1ml/ 5kg cân nặng x 01 lần/ ngày giúp trẻ giảm tần suất nhiễm trùng đường hô hấp đáng kể, đặc biệt có 36% trẻ không bị nhiễm trùng đường hô hấp bất kỳ một lần nào trong suốt một năm.
Nghiên cứu kết luận chất này có hiệu quả tăng cường miễn dịch và phòng bệnh cho trẻ. Vì vậy cha mẹ có thể dùng để phòng bệnh cho các bé có sức đề kháng kém hoặc trong các thời điểm nhạy cảm như bé chuẩn bị đi nhà trẻ, thời điểm giao mùa v.v…
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.