Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

Người cao tuổi có thể chủ động giảm nguy cơ sa sút trí tuệ nhờ các biện pháp bảo vệ não bộ.

Sa sút trí tuệ là hội chứng gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ thường gặp nhất là bệnh Alzheimer thường gặp ở người ngoài 60 tuổi.

Hiện nay, giới khoa học chưa thể xác định nguyên nhân gây Alzheimer, cũng như cách điều trị dứt điểm.

Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ, Alzheimer và sa sút trí tuệ không phải một phần của quá trình lão hóa thông thường. Thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức, đặc biệt trong những trường hợp tổn thương mạch máu não.

Tham gia các hoạt động kích thích thần kinh

Các hoạt động kích thích tinh thần như giải ô chữ giúp giữ não bộ minh mẫn

Các hoạt động kích thích tinh thần như giải ô chữ giúp giữ não bộ minh mẫn.

Triệu chứng điển hình ở người bị sa sút trí tuệ và Alzheimer là suy giảm trí nhớ. Hiện tượng này bắt đầu từ những dấu hiệu nhẹ, dễ bị bỏ qua, coi là lú lẫn do tuổi già. Khi đó, những hoạt động kích thích thần kinh có thể giúp củng cố khả năng ghi nhớ, giữ não bộ minh mẫn.

Một vài hoạt động bạn có thể bổ sung vào thói quen sinh hoạt hàng ngày gồm: Giải đố ô chữ, Sudoku, đánh răng bằng tay không thuận, đọc sách báo, học ngôn ngữ mới, học các kỹ năng mới (như thêu, vẽ tranh), chơi nhạc cụ.

Điều trị, kiểm soát các bệnh chuyển hóa

Nghiên cứu cho thấy, các bệnh rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp, mỡ máu cao làm tăng nguy cơ mắc Alzheimer. Kiểm soát tốt các bệnh lý này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe, mà còn giúp bảo vệ não bộ trong tương lai.

Ăn uống lành mạnh

Thói quen ăn uống lành mạnh góp phần bảo vệ sức khỏe thần kinh, có thể giúp phòng ngừa Alzheimer và sa sút trí tuệ. Các chuyên gia khuyến nghị thực hiện chế độ ăn MIND (sự kết hợp giữa chế độ ăn Địa Trung Hải và chế độ ăn kiêng cho người tăng huyết áp DASH).

Khi thực hiện chế độ ăn MIND, bạn nên ăn thực phẩm tốt cho não bộ như rau củ (đặc biệt là rau lá xanh), các loại hạt, quả mọng, hạt đậu, ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gà, dầu olive và bổ sung chất chống oxy hóa resveratrol.

Tập thể dục đều đặn

Thái cực quyền, yoga hoặc các bài tập aerobic đều hỗ trợ phòng ngừa sa sút trí tuệ và Alzheimer

Thái cực quyền, yoga hoặc các bài tập aerobic đều hỗ trợ phòng ngừa sa sút trí tuệ và Alzheimer.

Theo Quỹ Nghiên cứu và Phòng ngừa Alzheimer, tập thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh lý này tới 50%. Kết hợp với một chế độ ăn lành mạnh, thói quen vận động giúp kiểm soát cân nặng, góp phần giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.

Theo lý giải của BS. Verna Porter – Chủ nhiệm Chương trình Sa sút trí tuệ, Alzheimer và Rối loạn Thần kinh nhận thức, Viện Khoa học Thần kinh Pacific (Mỹ), tập thể dục giúp giảm tốc độ thoái hóa thần kinh, ổn định các synap sẵn có trong não cũng như tạo ra các kết nối thần kinh mới.

BS. Porter khuyến nghị, người trưởng thành nên dành 30-45 phút/ngày, 4-5 ngày/tuần để tập luyện. Hình thức tập aerobic (đạp xe, đi bộ, bơi), yoga hay thái cực quyền đều hỗ trợ phòng ngừa sa sút trí tuệ và Alzheimer.

Duy trì các kết nối xã hội

Để phòng ngừa sa sút trí tuệ, bạn nên thiết lập thói quen duy trì kết nối với người thân và bạn bè. Thường xuyên có những tương tác xã hội trực tiếp cũng đem lại lợi ích với sức khỏe thần kinh. Một vài gợi ý gồm: Tham gia các tổ chức tình nguyện, câu lạc bộ; Các lớp học hoặc tập thể dục theo nhóm; Dành thời gian tới các địa điểm công cộng như bảo tàng, thư viện, rạp phim, công viên.

Ưu tiên chất lượng giấc ngủ

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ giúp người cao tuổi dự phòng sa sút trí tuệ

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ giúp người cao tuổi dự phòng sa sút trí tuệ.

Nghiên cứu chỉ ra, giấc ngủ kém làm tăng nguy cơ tích tụ một loại protein beta-amyloid trong não – một dấu hiệu của bệnh Alzheimer. Trái lại, một giấc ngủ ngon lại giúp loại bỏ beta-amyloid khỏi não. Tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ kéo dài cũng làm chậm quá trình tư duy và hình thành ký ức.

Kiểm soát stress

Để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, bạn nên xây dựng thói quen lành mạnh để giải tỏa stress. Theo BS. Porter, stress kéo dài có thể làm suy giảm tế bào thần kinh, gây teo não, đặc biệt là tại những vùng não lưu trữ ký ức.

Một vài kỹ thuật giúp kiểm soát stress, giảm tác động của căng thẳng lên não bộ gồm: Các bài tập hít thở sâu, thiền định, yoga…

Bỏ thuốc lá, giảm uống rượu bia

Tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, hoặc hạn chế sử dụng đến mức tối thiểu giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già. Theo CDC Mỹ, bỏ thuốc lá giúp giữ não bộ khỏe mạnh, phòng ngừa các bệnh tim mạch kéo theo nguy cơ Alzheimer và sa sút trí tuệ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 thay đổi lối sống giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

Xem thêm