Mùa thi cận kề là thời điểm các sĩ tử phải “căng mình” hết cỡ để tập trung cho giai đoạn quyết định con đường học tập với những ước mơ của mình, trước mắt là được vào cánh cửa vào đại học. Tâm trạng lo âu, áp lực, mệt mỏi là không thể tránh khỏi.
1. Không suy nghĩ quá nhiều và xem việc thi cử là trải nghiệm thú vị:
Áp lực học tập khiến bạn trở nên căng thẳng là điều dễ hiểu, có lẽ lời khuyên bạn nhận được nhiều nhất là đừng suy nghĩ nhiều về nó, nhưng sự thực không mấy ai làm được. Thật vậy, suy nghĩ quá nhiều sẽ càng khiến bạn trở nên hoang mang, mất tập trung và chán nản với những kế hoạch học tập hiện tại, bạn cố gắng nhồi nhét mọi thứ vào trong đầu nhưng hiệu quả lại chẳng đạt được, bạn muốn buông xuôi và bỏ mặc, mọi thứ lại càng tồi tệ hơn. Nếu những suy nghĩ đó bắt đầu xuất hiện trong bạn, hãy dừng nó lại, hãy tưởng tượng về viễn cảnh tương lai bạn đạt được những gì nếu bạn đậu kì thi này sẽ kích thích ý chí của bạn nhiều hơn.
Bạn hãy xem đây là 1 trải nghiệm mới và là điều tất yếu trong cuộc sống mà ai cũng phải trải qua. Những điều ta nghĩ nó khó khăn chỉ là thử thách nhỏ và xem nó như một trải nghiệm sống bổ ích, những trải nghiệm thú vị. Vì vậy, những thứ lan man, tiêu cực hãy vứt nó ra khỏi đầu, không nghĩ về một vấn đề quá nhiều và bắt đầu hành động.
2. Lên kế hoạch học tập và nghỉ ngơi phù hợp
Nhiều bạn càng gần ngày thi càng cố ôm đồm, nhét trong đầu cả ngầy lẫn đêm, thậm chí không dám nghỉ ngơi. Tuy nhiên đây là cách học hết sức sai lầm. Học đêm sẽ khiến bộ não trở nên mệt mỏi và không tiếp thu được thông tin, nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe những ngày sau và giảm trí nhớ. Hãy lên kế hoạch học tập trước 1 tháng, thậm chí vài tháng để có sự chuẩn bị tốt nhất.
3. Đề ra mục tiêu & đánh giá kết quả từng ngày
Việc đề ra mục tiêu và đánh giá kết quả cho việc ôn thi cực kỳ quan trọng, giúp bạn biết được mức độ hiệu quả khi ôn luyện thi hay đang lãng phí những thời gian vô ích để có điều chỉnh hợp lý. Bạn nên đặt thời gian biểu cho từng môn học và từng chương, từng phần phải học trong khoản thời gian cụ thể. Ví dụ như bạn phải học 2 môn cùng lúc, bạn sẽ sắp xếp khoảng thời gian bạn dành thời gian học môn thứ nhất là 1 giờ hay 2, 3 giờ và môn thứ hai tương tự vậy. Điều này giúp bạn tập trung hơn và tránh sao nhãng.
Ngoài ra bạn cần đặt mục tiêu khác về kết quả thi phù hợp, giả như môn Toán không phải là lợi thế của bạn, hãy đặt ra điểm số mong muốn ở môn này để có phấn đấu và phân bổ thời gian ôn tập hợp lý.
4. Rèn luyện sức khỏe
Để giảm căng thẳng mùa ôn thi, bạn đừng bỏ qua việc rèn luyện sức khỏe. Những hoạt động thể thao như chạy bộ, cầu lông, bơi lội,... đều giúp bộ não linh hoạt, nhạy bén hơn. Ngoài ra bạn sẽ thấy tinh thần đầy năng lượng và phấn chấn hơn để bắt đầu mùa thi.
5. Không lạm dụng chất kích thích
Ai cũng biết trà, café là những thức uống mà nhiều sĩ tử rất thích áp dụng để tránh cơn buồn ngủ và tỉnh táo hơn. Tuy có tác dụng kích thích rõ rệt nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ và gây mất ngủ. Ngủ không đủ giấc lại là nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi, học tập không hiệu quả và tiếp thu chậm. Vì vậy, cần hạn chế trà, café trước những khoảng thời gian cần dành cho giấc ngủ để lấy lại năng lượng.
6. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Một bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể năng lượng để ôn luyện thi hiệu quả và giúp bạn vượt qua căng thẳng trong giai đoạn này. Bởi vì đói bụng dễ khiến bạn mất tập trung, không muốn ghi nhớ và dần dần trở nên suy nhược. Ngoài ra, hãy sử dụng 1 số thực phẩm cung cấp vitamin và năng lượng như cam, cà chua, cà rốt, sữa, uống nhiều nước, protein, trứng, …
7. Chia sẻ với gia đình, bạn bè và thầy cô
Đừng quên bên cạnh bạn còn có người thân, thầy cô và bạn bè. Hãy chia sẻ với họ nếu bạn gặp bất cứ khó khăn gì mà chưa giải quyết được. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp tốt cho vấn đề của mình và sẽ không cảm thấy căng thẳng nữa.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giúp con xả stress trước khi thi
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.