Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giải pháp mới cho người bị liệt khép 2 dây thanh

Những bệnh nhân bị liệt khép 2 dây thanh sẽ được điều trị bằng cách phẫu thuật qua bộ dụng cụ soi treo thanh quản cải tiến cắt 1/3 sau dây thanh bằng dao siêu âm.

Thanh quản vừa có chức năng hô hấp vừa có chức năng phát âm, khi dây thanh di động đóng, mở và rung tạo ra âm thanh giọng nói của con người. Khi 2 dây thanh bị liệt cùng đồng thời ở tư thế khép hay trung gian làm thanh môn khép kín gây cho bệnh nhân khó thở cấp, nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhân có thể tử vong.

Phẫu thuật nội soi qua bộ dụng cụ soi treo thanh quản cải tiến cắt 1/3 sau một bên dây thanh bằng dao siêu âm để tạo lỗ hở 1/3 sau thanh môn cho bệnh nhân thở nhưng vẫn giữ 2/3 dây thanh phía trước cho bệnh nhân phát âm trong điều trị liệt khép đồng thời 2 dây thanh.

Giải pháp mới  cho người bị liệt khép  2 dây thanh

Phẫu thuật cho bệnh nhân liệt khép dây thanh

Đề tài nghiên cứu đã điều trị phục hồi tình trạng khó thở cấp và cứu sống cho nhiều bệnh nhân do bị bịt kín đường thở, giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhưng đồng thời không bị  rối loạn giọng nói, khàn tiếng, bệnh nhân được cải thiện chất lượng cuộc sống, trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường.

Chi phí điều trị thấp bởi sử dụng các phương tiện, dụng cụ tự chế giá rẻ và tận dụng được phương tiện sẵn có được ở Việt Nam, giá thành rẻ gấp 20 lần so với mua ở nước ngoài. Về mặt xã hội đã trả lại cho cộng đồng, nhân lực lao động, bệnh nhân không bị tàn phế, chất lượng năng suất lao động không bị ảnh hưởng.

Cụ thể, BV. Nhân dân Gia Định đã thực hiện trên 30 ca bệnh từ năm 2011 đến nay tại khoa Tai Mũi Họng. Bệnh nhân được theo dõi từ lúc sau mổ một ngày, một tuần đến một tháng và 3 - 5 năm. Hiệu quả điều trị của từng bệnh nhân về chất lượng cuộc sống từ 95 - 100%, hết khó thở 100%, bệnh nhân thở được qua đường tự nhiên bình thường 100 % và không bị rối loạn giọng nói như khàn tiếng, hụt hơi 95%. Với bộ dụng cụ soi treo thanh quản tự chế cải tiến đã phẫu thuật nội soi điều trị liệt dây thanh và cắt u ở dây thanh cho 1.200 bệnh nhân đạt hiệu quả tốt, hữu hiệu.

Những bệnh nhân bị liệt khép đồng thời 2 dây thanh khó thở nguy hiểm đến tính mạng, sẽ được ứng dụng phương pháp cắt 1/3 sau dây thanh vừa tạo ra 1 lỗ cho bệnh nhân thở nhưng vẫn giữ nguyên 2/3 dây thanh phía trước nên bệnh nhân vẫn phát âm được.

Đây là phẫu thuật 2 trong 1 vừa giải quyết cho bệnh nhân không bị khó thở, vừa giữ được giọng nói không bị rối loạn, thay thế cho tất cả phương pháp trước đây (treo sụn phễu, vén dây thanh sang một bên) đều mổ hở, nặng nề và chỉ giải quyết được cho bệnh nhân thở được nhưng vẫn bị mất tiếng, không nói được.

Ngoài hiệu quả tối ưu, nếu so sánh kỹ thuật cắt dây thanh bằng laser CO2(máy laser) của các nước thì kỹ thuật của BV. Nhân dân Gia Định dùng dao siêu âm (hasmonic) để phẫu thuật cho bệnh lý tai mũi họng có chi phí thấp hơn rất nhiều.

Giải pháp mới  cho người bị liệt khép  2 dây thanh

Hẹp khép hai dây thanh

Kỹ thuật này có khả năng áp dụng cho các bệnh viện đa khoa loại 1, Trung tâm đào tạo của  trường Đại học Y.

Dây thanh ngoài tạo nên phát âm còn bảo vệ đường thở bằng cách ngăn mọi vật đi vào đường thở. Liệt dây thanh xuất hiện khi thần kinh chi phối cơ quan phát âm bị gián đoạn. Điều này khiến bệnh nhân gặp trục trặc cả phát âm lẫn đường thở. Nhiều người nhập viện trong tình trạng vừa không thể nói vừa không thể thở.

Dây thanh gồm hai nếp cơ nằm tại lối vào của đường thở. Khi phát âm, hai nếp cơ khép lại chạm nhau ở đường giữa, rung lên và tạo ra âm thanh. Trong khi nghỉ, hai dây thanh ở vị trí mở ra.

Một số nguyên nhân dẫn đến liệt dây thanh bao gồm tai nạn hoặc phẫu thuật gây tổn thương thần kinh, hoặc có thể do virút hoặc do rối loạn thần kinh, hoặc có thể do ung thư. Phần lớn chỉ bị liệt một bên dây thanh, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cả hai dây thanh đều liệt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ung thư thanh quản

PGS.TS.BS. TRẦN VIÊT HỒNG - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm