Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giải pháp hay cho bé khi sổ mũi, cảm cúm, đau họng

Do sức đề kháng yếu nên trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh lý hô hấp gây sổ mũi, đau họng. Bệnh có thể tự điều trị tại nhà, nhưng cũng có những trẻ phải nhập viện vì các biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ cần chú ý áp dụng những giải pháp kịp thời để giảm sự khó chịu cũng như những hệ luỵ không mong muốn.

Vì sao trẻ bị sổ mũi, đau họng?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, đau họng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Cảm lạnh

Cảm lạnh thường do virus xâm nhập vào cơ thể, gây kích ứng niêm mạc mũi và xoang, lúc này mũi bắt đầu tiết ra nhiều chất nhầy trong suốt để tống virus ra khỏi mũi. Từ đó tạo nên hiện tượng sổ mũi.

Nếu không được xử lý kịp thời, dịch mũi có chứa virus sẽ gây tắc các lỗ xoang dẫn tới viêm nhiễm và tạo mủ ở các hốc xoang. Sự tích tụ về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng mủ tràn xuống phía dưới họng gây ra các triệu chứng đau họng, ho,...

Cảm cúm

Cảm cúm phát triển khi virus cúm lây nhiễm và tấn công vào hệ hô hấp đường mũi, cổ họng. Khi virus cúm xâm nhập vào mũi - "cửa ngõ hô hấp", cơ thể tăng sinh histamin - một trong những chất giải phóng của cơ thể khi gặp các tác nhân ngoại lai, gây ra phản ứng viêm, dẫn truyền thần kinh, dị ứng.

Cơ chế này làm cho bé tăng tiết dịch mũi, lâu ngày nước mũi chảy xuống cổ họng gây ho khan.

Giải pháp hay cho bé khi sổ mũi, cảm cúm, đau họng - Ảnh 1.

Cảm cúm là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị đau họng, sổ mũi.

Dị ứng

Khi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc, lông chó mèo, cơ thể trẻ rất nhạy cảm sẽ phản ứng quá mức và tiết ra nhiều chất hoá học gây viêm, dị ứng.

Chất này truyền đến vùng mũi họng dẫn tới phản ứng viêm kèm theo các triệu chứng sổ mũi, đau họng, hắt hơi,...

Những giải pháp khi trẻ bị sổ mũi, đau họng

Những thói quen tốt sẽ giúp trẻ giảm sự khó chịu

- Giữ ấm cho trẻ: Dù ở trong nhà hay ngoài trời thì việc giữ ấm cho trẻ đều luôn cần thiết, đặc biệt là những vị trí nhạy cảm như vùng mũi, ngực, cổ họng, lòng bàn chân, bàn tay.

- Vệ sinh răng miệng cho trẻ: Cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh, giữ cho đường hô hấp trên của trẻ được thông thoáng, sạch sẽ bằng nước súc miệng, hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ virus, vi khuẩn.                                                               

- Bổ sung nhiều nước: Cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi. Bởi nước ấm không chỉ có tác dụng bù nước mà còn giúp làm loãng đờm nhầy, khiến đờm nhầy ở cổ họng trôi xuống dạ dày. Các vi khuẩn, virus trong đờm sẽ bị tiêu diệt ngay sau đó bởi acid dịch vị. Nhờ đó, trẻ long đờm, giảm ho, mau khỏi bệnh.

- Thông thoáng mũi cho trẻ: Thường xuyên làm thông thoáng mũi cho trẻ, đặc biệt là trước khi ngủ hạn chế được tình trạng sổ mũi, đau họng ở trẻ.

Giải pháp hay cho bé khi sổ mũi, cảm cúm, đau họng - Ảnh 2.

Mẹ chú ý giữ đường thở thông thoáng, sạch sẽ cho trẻ.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để củng cố đề kháng

Với trẻ sơ sinh, mẹ hãy cho trẻ bú nhiều hơn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, củng cố sức đề kháng. Với trẻ lớn hơn, mẹ cố gắng chế biến đa dạng món ăn để kích thích sự thèm ăn ở trẻ.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ giảm triệu chứng

Kết hợp dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc khoa học, hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm chiết xuất từ thảo dược hỗ trợ giảm triệu chứng cảm cúm, đau họng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các biện pháp phòng ngừa vi khuẩn HP.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm