Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Gen – bộ gen, DNA và nhiễm sắc thể?

Gen là một phần nhỏ nằm trong DNA, nhiều gen tạo nên thành một bộ gen. Gen có chứa những thông tin tạo nên các tính trạng của từng cá thể như màu mắt và màu tóc. Mục đích của gen là để lưu trữ các thông tin di truyền. Những thông tin này cần thiết để tạo nên một protein đặc hiệu cần cho cơ thể sống. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam xem xét về chủ đề mới và thú vị này nhé.

DNA hay còn gọi là acid deoxyribonucleic là một phân tử gồm hai chuỗi xoắn kép gần giống như chiếc thang. Mỗi chuỗi gồm một trình tự dài của các base. DNA có chứa bốn base cơ bản là adenin -A, cystosin -C, guanine_G và thymine-T. Trình tự của những base chính là trình tự thông tin của bộ gen. Những base trên một chuỗi của phân tử DNA ghép cặp với nhau bổ sung cho nhau. Cùng với base của chuỗi đối diện chúng tạo nên các nấc thang của thang DNA. Các base luôn ghép cặp với nhau theo quy định A đi với T, C đi với G bằng liên kết hydro.

Gen có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau gọi là các allen. Ở con người, các allen của những gen cụ thể thường đi dưới dạng cặp, mỗi một chiếc được gọi nhiễm sắc thể (chúng ta có 23 cặp nhiễm sắc thể). Nếu những allen của một gen cụ thể giống nhau, thì chúng ta gọi chúng là đồng hợp tử, còn khác nhau thì gọi là dị hợp tử.

Kiểu hình của mỗi cá thể được xác định bởi sự phối hợp của các allen mà cá nhân đó mang. Ví dụ, một gen quy định cho màu mắt có thể có vài loại allen khác nhau. Một allen có thể tạo mắt màu xanh trong khi những loại khác có thể quy định mắt màu nâu. Màu sắc cuối cùng của mỗi các thể phụ thuộc và loại allen mà cá nhân đó có và sự tương tác giữa các allen đó. Một tính trạng liên kết với một allen nào đó có thể là trội hoặc lặn.

Bộ gen có chứa mọi thông tin di truyền cần để sinh vật phát triển và sinh trưởng. Bộ gen của con người có chứa hơn 20 nghìn gen mã hóa cho các protein. Các vùng mã hóa hay các vùng có ý nghĩa trong gen được gọi là exon. Mặc dù đây là chức năng chính của bộ gen, nhưng chỉ khoảng 2% bộ gen của con người cung cấp thông tin di truyền tạo nên protein. Phần còn lại của bộ gen hay còn gọi là vùng không mã hóa (instron) lại có những chức năng quan trọng khác.

Cơ thể chúng ta được tạo nên từ hàng triệu tế bào, mỗi tế bào lại có một bộ thông tin hoàn chỉnh về chúng ta giống như cuốn sách bí kíp. Từng tế bào như tế bào da, tế bào gan đều có chứa một bộ thông tin giống nhau. Bộ gen của con người tạo nên từ 3,2 tỷ base của DNA nhưng mỗi sinh vật sống có kích cỡ bộ gen khác nhau. Nghĩa là chúng ta có tới 3,2 tỷ lá thư gửi các thông tin về tính trạng của con người.

Bộ mã của DNA có chứa những thông tin cần cho sự tạo thành protein và các phân tử khác cần cho sự phát triển, sinh trưởng và sức khỏe của con người. Trình tự của các base xác định bộ mã gen độc nhất và cung cấp các thông tin tạo thành mọi phân tử trong cơ thể. Xét nghiệm Circle DNA với tiêu chí Sống theo Gen có thể giúp chúng ta hiểu biết thêm về bộ Gen của bản thân, biết được điểm yếu, điểm mạnh của cơ thể của chúng ta, từ đó có 1 phong cách sống phù hợp nhằm ngăn chặn các nguy cơ từ sớm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Di truyền và các yếu tố môi trường đã ảnh hưởng thế nào đến trí thông minh?

Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm