Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đứt dây chằng: Dấu hiệu, nguyên nhân, biến chứng và điều trị

Đứt (rách) dây chằng là một trong những chấn thương mà nhiều người, nhất là các vận động viên thể thao lo ngại nhất. Khi dây chằng bị đứt, bị tổn thương, các cử động của khớp sẽ bị hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể.

1. Dây chằng là gì?

Dây chằng gồm các mô liên kết dai, dày đặc làm vững khớp nhờ kết nối các xương với nhau. Khác với gân, dây chằng có tính đàn hồi. Tuy nhiên nếu các dây chằng bị kéo căng giãn ra quá nhiều, dây chằng sẽ bị tổn thương và làm khớp trở nên lỏng lẻo, đau và hạn chế khi cử động.

2. Đứt dây chằng là gì?

Đứt (rách) dây chằng là chấn thương khá phổ biến, xảy ra do lực tác động quá lớn đến khớp như va chạm do tai nạn, té ngã khi chơi thể thao, ngã từ trên cao... Vị trí rách thường nằm ở mắt cá chân, cổ tay, đầu gối, ngón tay cái...

Các công nhân lao động, vận động viên thể thao, vũ công, võ sĩ, người tập thể thao… đều là đối tượng dễ bị đứt, rách dây chằng.

Đứt dây chằng chéo trước ở đầu gối.

3. Dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng

Khi dây chằng bị đứt hoặc rách sẽ có các triệu chứng sau:

- Chỗ bị thương phát ra âm thanh tương tự tiếng nứt hoặc tiếng nổ nhỏ

- Bị bầm tím, sưng và đau, đặc biệt khi lực đè lên khớp

- Xuất hiện vết lõm ở khớp nơi dây chằng bị rách, đứt

- Co thắt cơ; Khả năng vận động giảm, khiến các khớp lỏng lẻo hoặc không thể cử động như bình thường.

4. Nguyên nhân gây đứt dây chằng

Tùy theo vị trí của dây chằng trên cơ thể:

Mắt cá chân: Tổ hợp dây chằng xung quanh mắt cá ngoài chân dễ bị tổn thương nhất do bàn chân dễ bị lật, trẹo vào trong hay ra ngoài khi chấn thương.

Đứt dây chằng đầu gối: là một trong những vị trí dễ gặp chấn thương dây chằng nhất. Bốn dây chằng đầu gối gồm dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài. Trong đó, dây chằng chéo trước dễ bị tổn thương nhất.

Cổ tay: Tập trung khoảng 20 dây chằng ở đây. Các dây chằng này dễ bị tổn thương khi có chấn thương ở vùng cổ tay hoặc khi có lực tác động đột ngột vào cổ tay.

Cổ: Khi cử động, vận động đột ngột các dây chằng vùng cổ cũng sẽ có nguy cơ bị đứt, rách. Chấn thương này thường dẫn tới tổn thương cơ, dây thần kinh và xương.

Lưng: Khi cố nâng vật gì đó quá nặng, các dây chằng ở lưng rất dễ rách.

5. Phương pháp chẩn đoán dây chằng bị đứt hoặc rách

Để chẩn đoán trước tiên bác sĩ sẽ khám tổng quát vùng bị chấn thương, đồng thời hỏi về bệnh sử bị chấn thương. Việc sờ nắn và di chuyển khớp sẽ cho biết mức độ của chấn thương.

Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định có bị gãy xương không, dây chằng bị rách một phần hay toàn bộ.

Có 3 mức độ chấn thương:

- Độ I: Thường nhẹ có tổn thương dây chằng, tuy nhiên không gây rách hoặc rách một phần không đáng kể.

- Độ II: là chấn thương vừa phải, có thể đứt một phần dây chằng khiến khớp lỏng lẻo bất thường.

- Độ III: Đây là chấn thương nặng, đứt toàn bộ dây chằng, mất chức năng của dây chằng và làm khớp gần như không còn khả năng vận động.

6. Biến chứng khi bị đứt dây chằng

Một khi dây chằng bị đứt, sự mất ổn định của khớp sẽ xảy ra. Nếu tình trạng này kéo dài, khớp không được điều trị dần sẽ dẫn đến sự thoái hóa của sụn, thoái hóa khớp… làm người bệnh đau đớn kéo dài, chất lượng sống suy giảm, thậm chí có nguy cơ tàn phế.

7. Phương pháp điều trị và phục hồi

Hầu hết các dây chằng bị đứt đều sẽ lành lại nếu người bệnh tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

- Nghỉ ngơi: Sau khi bị chấn thương, cần hạn chế tối đa mọi tác động gây áp lực, căng thẳng cho vùng bị thương. Cần nghỉ ngơi cho đến khi vết thương hồi phục.

- Chườm đá: Là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả trong việc giảm đau đồng thời hạn chế sưng tấy. Trong vài ngày đầu sau chấn thương, hãy chườm đá 15 – 30 phút/lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ.

- Băng ép: Băng bó, ép chặt vùng chấn thương sẽ giúp giảm sưng, đau. Có thể dùng một dải băng quấn quanh vết thương, nhưng đừng quấn quá chặt.

- Nâng cao: Nên nâng cao vùng tổn thương giúp kiểm soát lưu lượng máu đến khu vực bị thương làm giảm sưng viêm hiệu quả.

Đối với các trường hợp đứt ở cấp độ II, có thể kết hợp nẹp để nhanh hồi phục; Với những chấn thương độ III, bác sĩ sẽ xem xét phẫu thuật để nối lại toàn bộ dây chằng bị đứt.

- Hiện nay phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng đang được áp dụng để điều trị đứt dây chằng độ III. Phương pháp này có nhiều ưu điểm: độ an toàn cao, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, ít đau, sẹo mổ nhỏ… Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục chức năng vận động gần như hoàn toàn nhờ kết hợp các bài tập vật lý trị liệu. Thời gian hồi phục có thể là vài tuần hoặc lên đến một năm, tùy thuộc vào mức độ của thương tổn.

Nên chườm đá vào vị trí tổn thương dây chằng.

8. Phòng ngừa rách dây chằng

Để phòng ngừa chấn thương làm rách đứt dây chằng cần:

- Trước khi chơi thể thao cần khởi động đúng cách để làm nóng cơ bắp, các khớp cũng như tăng lưu thông máu, hạn chế chấn thương.

- Ngừng tập luyện nếu cơ thể mệt mỏi

- Cần chú trọng các bài tập tăng độ dẻo dai cho dây chằng, không có bài tập cụ thể giúp tăng sự dẻo dai cho dây chằng mà dây chằng sẽ "khỏe" lên một cách tự nhiên nếu nhận được lượng tải trọng phù hợp. Chẳng hạn như muốn củng cố dây chằng gối, cần đạp xe, đi bộ, bơi lội…

- Tuyệt đối tránh các kỹ thuật sai khi chơi thể thao; hạn chế mang vác đồ vật nặng; cẩn trọng tránh các tai nạn xe cộ/tai nạn té ngã… làm tổn thương dây chằng.

- Bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu canxi để tăng cường độ dẻo dai cho dây chằng. Nên ăn uống sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, hải sản, các loại đậu, rau lá xanh…; Bổ sung thêm vitamin D và magiê.

Tổn thương đứt dây chằng có tiên lượng tốt khi được chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp. Vì thế, nếu gặp phải những chấn thương này, hãy đến ngay các cơ sở uy tín để được chữa trị và sớm hồi phục chấn thương.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nhiễm trùng sau mổ đứt dây chằng chéo trước (ACL).

BS.Lan Anh - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm