Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đuối nước đứng thứ 3 trong số các nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích toàn cầu

Đuối nước là một tai nạn thương tích phổ biến, với nguy cơ tử vong cao hay thương tích tàn tật suốt đời. Đuối nước được coi là vấn nạn.

Các điểm chính

  • Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong do thương tích không chủ ý đứng thứ 3 trên toàn thế giới, chiếm 7% tổng số ca tử vong do tai nạn thương tích toàn cầu.
  • Ước tính có khoảng 236.000 ca tử vong do đuối nước hàng năm trên toàn thế giới.
  • Các ước tính trên toàn cầu có thể đánh giá thấp đáng kể vấn đề thực tế này. Trẻ em, nam giới và các người được tiếp xúc nhiều với nước có nguy cơ bị đuối nước cao nhất.

Thực trạng hiện nay

Năm 2019, ước tính có khoảng 236.000 người tử vong vì đuối nước, khiến đuối nước trở thành một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn thế giới. Theo đó, loại thương tích này chiếm gần 8% tổng số ca tử vong toàn cầu. Bản thân đuối nước cũng là nguyên nhân đứng hàng thứ 3 trong số các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích, chiếm 7% tổng số các trường hợp tử vong do tai nạn thương tích nói chung.

Gánh nặng toàn cầu và tử vong do đuối nước có ở tất cả các nền kinh tế và các khu vực:

  • Các nước có thu nhập thấp và trung bình chiếm trên 90% số ca tử vong do đuối nước không chủ ý;
  • Hơn một nửa số vụ chết đuối trên thế giới xảy ra ở Khu vực Tây Thái Bình Dương và Khu vực Đông Nam Á;
  • Tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất ở Khu vực Tây Thái Bình Dương, và cao hơn 27-32 lần so với tỷ lệ tử vong ở Anh hoặc Đức.

Tuy dữ liệu còn hạn chế, song một số nghiên cứu đã tiết lộ thông tin về những chi phí thiệt hại kinh tế mà đuối nước gây ra. Tại Hoa Kỳ, 45% số ca tử vong do đuối nước nằm trong nhóm dân số hoạt động kinh tế mạnh nhất. Riêng chết đuối ven biển ở Hoa Kỳ đã tiêu tốn 273 triệu đô la Mỹ mỗi năm theo cả trực tiếp và gián tiếp. Tại Úc và Canada, tổng chi phí hàng năm tiêu tốn cho tai nạn thương tích do đuối nước lần lượt là 85,5 triệu USD và 173 triệu USD.

Có rất nhiều vấn đề không chắc chắn xung quanh ước tính về số ca tử vong do đuối nước trên toàn cầu. Các phương pháp phân loại dữ liệu chính thức về đuối nước hiện nay đã loại trừ các trường hợp chết đuối do cố ý (tự tử hoặc giết người) và tử vong do đuối nước do thiên tai lũ lụt và sự cố giao thông đường thủy. Dữ liệu từ các quốc gia có thu nhập cao cho thấy các phương pháp phân loại này dẫn đến mức độ đại diện thấp hơn đáng kể về số người chết đuối một cách đầy đủ (lên tới 50%). Số liệu thống kê về đuối nước không gây tử vong ở nhiều quốc gia đa phần không có sẵn hoặc không đáng tin cậy.

Các yếu tố nguy cơ

Tuổi

Theo báo cáo về đuối nước toàn cầu năm 2014 cho thấy, tuổi tác là một trong những nguy cơ chính dẫn đến đuối nước. Mối quan hệ này thường đi kèm với sự mất hiệu lực của công cuộc giám sát. Trên toàn cầu, tỉ lệ đuối nước cao nhất ở trẻ em từ 1-4 tuổi, tiếp theo là trẻ từ 5-9 tuổi. Ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trẻ từ 5-14 tuổi tử vong do đuối nước thường xuyên hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác.

Số liệu thống kê về đuối nước ở trẻ em từ một số quốc gia được trình bày trong báo cáo toàn cầu về đuối nước đã tiết lộ:

  • Đuối nước là 1 trong 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với người từ 1-14 tuổi tại 48 trong số 85 quốc gia có số liệu thống kê đầy đủ, đúng quy cách
  • Tại Úc, đuối nước là nguyên nhân tử vong số 1 ở trẻ từ 1-3 tuổi
  • Tại Bangladesh, đuối nước chiếm 43% tổng số ca tử vong ở trẻ em từ 1-4 tuổi
  • Tại Trung Quốc, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do thương tích ở trẻ em từ 1-4 tuổi
  • Tại Mỹ, đuối nước là nguyên nhân thứ 2 gây tử vong do thương tích không chủ ý ở trẻ từ 1-14 tuổi

Giới

Nam giới là đối tượng đặc biệt có nguy cơ bị đuối nước, với tỷ lệ tử vong chung cao gấp đôi nữ giới. Nam giới có nhiều khả năng phải nhập viện hơn nữ giới vì tình trạng đuối nước không tử vong. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chết đuối ở nam giới cao hơn là do tiếp xúc với nước nhiều hơn và các hành vi nguy hiểm hơn như bơi một mình, uống rượu trước khi bơi một mình hay chèo thuyền…

Cách tiếp cận với nước

Tăng khả năng tiếp xúc với nước là một yếu tố nguy cơ khác của đuối nước. Những cá nhân có các nghề như đánh cá, sử dụng thuyền nhỏ ở các nước có thu nhập thấp dễ bị chết đuối hơn. Trẻ em sống gần các nguồn nước mở, chẳng hạn như mương, ao, kênh tưới tiêu hoặc hồ bơi đặc biệt có nguy cơ gặp phải đuối nước.

Thiên tai lũ lụt

Chết đuối chiếm 75% số ca tử vong trong các thảm họa lũ lụt. Các thảm họa lũ lụt đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn cũng như nghiêm trọng hơn, và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục do quá trình biến đổi khí hậu. Nguy cơ chết đuối gia tăng khi có lũ lụt, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình – nơi người dân sống ở các khu vực dễ bị lũ lụt và khả năng cảnh báo, sơ tán hoặc bảo vệ cộng đồng khỏi lũ lụt còn yếu hoặc chỉ đang phát triển.

Di chuyển trên nước

Việc di chuyển và các hoạt động của người di cư hoặc người tị nạn thường diễn ra trên những con tàu quá tải, thiếu an toàn, thiếu thiết bị an toàn hoặc được vận hành bởi những nhân viên không được đào tạo để đối phó với các sự cố giao thông hoặc hàng hải. Nhân viên chịu ảnh hưởng của rượu hoặc ma túy cũng là một rủi ro.

Các yếu tố khác

Một số yếu tố có liên quan trực tiếp đế việc làm tăng nguy cơ đuối nước bao gồm:

  • Tình trạng kinh tế xã hội thấp, người dân tộc thiểu số, thiếu giáo dục và dân cư nông thôn có xu hướng gắn liền với nhau – mặc dù mối liên hệ này có thể khác nhau giữa các quốc gia
  • Trẻ sơ sinh không được giám sát hoặc trẻ nhỏ ở một mình khu vực nguồn nước
  • Sử dụng thực phẩm chứa cồn ở gần hoặc trong khu vực nguồn nước
  • Vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như động kinh
  • Khách du lịch không quen với các nguy cơ rủi ro hay các đặc điểm đặc trưng về nguồn nước ở địa phương
Dự phòng tình trạng đuối nước

Có nhiều hành động đơn giản, dù là nhỏ nhất để phòng tránh tình trạng đuối nước. Đó có thể là lắp đặt các rào chắn (ví dụ: che giếng, sử dụng rào chắn lối vào và sân chơi, hàng rào bể bơi, v.v.) để kiểm soát việc tiếp cận các mối nguy hiểm, hoặc loại bỏ hoàn toàn các mối nguy hiểm giúp làm giảm đáng kể nguy cơ và rủi ro đuối nước.

Chăm sóc trẻ trước tuổi đi học bằng các biện pháp giám sát, các biện pháp cộng đồng có thể làm giảm nguy cơ đuối nước và mang lại những lợi ích sức khỏe khác đã được chứng minh. Dạy cho trẻ em ở độ tuổi đi học các kỹ năng bơi cơ bản, an toàn dưới nước và cứu hộ an toàn là một cách tiếp cận khác. Tuy nhiên, những nỗ lực này phải được thực hiện với trọng tâm là an toàn và quản lý chặt chẽ tất cả các nguy cơ có thể (bao gồm chương trình giảng dạy đã được kiểm tra an toàn, khu vực đào tạo an toàn, sàng lọc và lựa chọn học viên, và tỷ lệ học viên-giảng viên phù hợp để đảm bảo an toàn).

Các chính sách và pháp luật hiệu quả cũng rất quan trọng đối với công tác phòng chống đuối nước. Thiết lập và thực thi các quy định về chèo thuyền, vận chuyển hàng hải và sử dụng phà an toàn là một phần quan trọng trong việc nâng cao an toàn trong di chuyển trên nước và ngăn ngừa đuối nước. Xây dựng khả năng chống chịu với lũ lụt và quản lý rủi ro lũ lụt thông qua lập kế hoạch sẵn sàng ứng phó với thiên tai tốt hơn, quy hoạch sử dụng đất và hệ thống cảnh báo sớm có thể ngăn ngừa đuối nước trong các thảm họa lũ lụt.

Xây dựng chiến lược an toàn đuối nước quốc gia có thể nâng cao nhận thức về an toàn đuối nước, xây dựng sự đồng thuận về các giải pháp, đưa ra định hướng chiến lược và khuôn khổ hướng dẫn hành động đa ngành và cho phép theo dõi và đánh giá các nỗ lực từ nhiều phương diện.

Tham khảo thêm thông tin tại: Đuối nước: Những hiểu lầm phổ biến nhất

Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm