Trong một số ít trường hợp, việc tự ý dùng thuốc cho trẻ không dẫn đến sự nguy hại nào hoặc có khi trẻ chỉ bị rối loạn nhẹ, không có những tổn thương thực thể đáng kể.
Tuy nhiên, việc tự ý dùng thuốc cho trẻ có thể dẫn đến các tác hại không lường hết. Đã có trường hợp trẻ bị cảm sốt nhẹ nhưng cha mẹ lại cho dùng kháng sinh cloramphenicol thường xuyên, sau một thời gian trẻ bị “thiếu máu bất sản” dẫn đến tử vong.
Sử dụng toa thuốc cũ: Một số bà mẹ tự ý sử dụng đơn của bác sĩ đã kê cho con trong lần khám bệnh trước để mua thuốc dùng cho trẻ trong lần bệnh sau (khi trẻ có những triệu chứng giống hoặc na ná lần bệnh trước).
Cần lưu ý, một đơn thuốc bác sĩ ghi sau khi khám chẩn đoán bệnh chỉ dành riêng cho một cá nhân vào một thời điểm và trong điều kiện nhất định nào đó thôi.
Bệnh cũ có thể bị tái phát nhưng lần này tiến triển đến mức nặng hơn hoặc triệu chứng bệnh có vẻ giống như bệnh cũ nhưng lần này lại là bệnh khác.
Vì vậy, dùng toa thuốc cũ là không đúng, thậm chí còn nguy hiểm...
Dùng không đúng hoặc không đủ liều: Nhiều bậc cha mẹ có tâm lý sợ thuốc gây hại cho con nên tự ý điều chỉnh liều của bác sĩ (thay vì cho trẻ dùng 3 - 4 lần trong ngày, lại chỉ dùng 1 - 2 lần/ngày), hay do cho uống thuốc không đúng cách (như pha thuốc vào bình sữa cho trẻ bú và trẻ không bú hết bình sữa), hoặc cha mẹ cho trẻ dùng thuốc quá liều do tâm lý nôn nóng muốn trẻ mau hết bệnh đã dồn liều thuốc uống trong ngày thành uống một lần duy nhất.
Uống như thế liều tăng lên gây hại, hoặc dùng dụng cụ đo lường thuốc không chính xác (như dùng muỗng ăn ở nhà đong đo thể tích thuốc sirô cho trẻ thay vì dùng dụng cụ được cung cấp).
Dùng dạng thuốc không thích hợp cho trẻ: Dạng thuốc thích hợp cho trẻ là dạng thuốc lỏng (sirô, thuốc uống giọt, hỗn dịch, nhũ dịch) nhưng có trường hợp cha mẹ dùng thuốc dành cho người lớn là thuốc viên nén, nghiền viên thuốc ra thành bột mịn và phân liều cho trẻ uống.
Làm như thế có thể lấy liều không đúng hoặc phá hỏng dạng thuốc, gây hại cho trẻ.
Ngoài các sai lầm kể trên, còn có một số sai lầm cha mẹ mắc phải mà mức độ không nghiêm trọng lắm khi cho con dùng thuốc như hù dọa, tạo không khí căng thẳng thay vì mềm mỏng, kiên trì thuyết phục trẻ uống thuốc. Hoặc cha mẹ trộn thuốc vào bột, sữa hay thức ăn, thức uống.
Trẻ kén ăn hay nhạy cảm mùi vị sẽ phản ứng, từ chối thức ăn mà trước đây trẻ ưa thích. Đối với trẻ lớn hơn, trộn thức ăn như thế trẻ sẽ cho là mình bị đánh lừa và mất lòng tin ở cha mẹ.
Đái tháo đường thai kỳ nếu không được phát hiện và kiểm soát tốt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Đối với phụ nữ không may gặp phải tình trạng này, cần được điều trị kip thời để ngăn ngừa các biến chứng...
Khi cơn đau tim xảy ra, phụ nữ không phải lúc nào cũng cảm thấy giống như ở nam giới.
Việc dùng men vi sinh cùng với một liệu trình kháng sinh có thể làm giảm nguy cơ tác dụng phụ do kháng sinh gây ra, nhưng nên bổ sung men vi sinh vào thời điểm nào là tốt nhất?
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ thường gặp khó khăn trong việc giúp con mình có một giấc ngủ ngon và thoải mái. Hãy cùng cha mẹ tìm ra những giải pháp tốt nhất giúp trẻ ngủ ngon.
Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.
Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.
Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.