Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

19 cách tự nhiên phòng tránh ung thư

Chuối giàu chất chống ôxy hóa fenolics, giúp chống ung thư. Còn để tránh ung thư gan, nên ăn nhiều chuối, cà rốt và củ cải. Nếu biết cách đề phòng, căn bệnh ung thư đáng sợ không phải là quá khó để ngăn ngừa:

Khói thuốc có trên 60 chất sinh ung thư
Không uống nước quá nóng: Thói quen uống trà, cà phê nóng bốc khói có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ gây ung thư vòm họng do nước nóng làm tổn thương đến các tế bào ở cơ quan này.

Nên ăn chuối: Theo một nghiên cứu của Viện Kardinska (Thụy Điển) trên 61.000 phụ nữ, những người ăn chuối 4-6 lần/tuần sẽ giảm được nửa nguy cơ ung thư gan so với những người không ăn. Đó là vì chuối giàu chất chống ôxy hóa fenolics, giúp chống ung thư.

Một số loại rau củ khác như cà rốt, củ cải cũng có những tác dụng tương tự.

Nên ăn nghệ: Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, bột nghệ chứa hoạt chất curcumin giúp ngăn ngừa các tế bào ung thư vú phát tán. Curcumin và phenethyl isothiocyanate (PEITC), một chất tự nhiên có trong nghệ và rau họ cải, làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.

Tập thể dục 30 phút/ngày: Thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày/tuần là chiến thuật chính bảo vệ bạn khỏi ung thư. Theo một nghiên cứu tại Scotland, thể dục làm giảm một nửa khả năng nhiễm ung thư ruột kết.

Phụ nữ tập thể dục thường xuyên có thể giảm được 1/3 nguy cơ ung thư nhờ điều hòa mức hoóc môn có liên quan đến sự phát triển bệnh này, thay đổi tốc độ tiêu hóa thức ăn trong ruột.

Cắt giảm mỡ thừa: Khi bạn béo hoặc thừa cân so với chuẩn trọng lượng (BMI), bạn có nguy cơ nhiễm các loại ung thư dạ dày, gan, thận và thực quản, ung thư tử cung, buồng trứng và ung thư vú sau thời mãn kinh. Béo phì là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ung thư đối với những người không hút thuốc lá. Hãy cố đạt mức chuẩn trọng lượng BMI dưới 25.

Ăn sốt cà chua: Trong cà chua có lycopene, một hoạt chất chống ôxy hóa có tác dụng ngăn nhiều loại ung thư. Chất này cũng được tìm thấy trong các loại quả ruột màu hồng như dưa hấu và nho hồng.

Sốt cà chua được xử lý nhiệt làm cơ thể dễ hấp thu lycopene hơn, điều này giải thích lý do nam giới ăn nhiều sốt cà chua, pizza, pasta có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp.

Theo dõi thói quen đại tiện: Thói quen này có thể giúp bạn nhận thấy những dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư đường ruột. Bất kỳ ai trên 50 tuổi có biểu hiện đại tiện bất thường kéo dài trong 4-6 tuần, có ra máu hoặc đau bụng đều nên đến cơ sở y tế kiểm tra chứ không nên tự ý dùng thuốc.

Tận hưởng ánh nắng mặt trời: Nên để da tiếp nhận vitamin D hằng ngày một cách tự nhiên dưới ánh nắng ban mai để giảm 1/2 nguy cơ ung thư vú, ruột kết và buồng trứng. Việc đi dạo 10-15 phút trong ánh nắng nhẹ vài ngày trong tuần cũng tương đương với việc uống 400 mg vitamin D mỗi ngày. Tuy nhiên, cần tránh ánh nắng mặt trời từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều; hoặc xoa kem chống nắng.

Kiểm soát lượng protein: Thịt đỏ như thịt bò, lợn, cừu và các sản phẩm thịt đã qua chế biến công nghiệp (xúc xích, thịt hun khói …) sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ruột. Các loại thịt trên kích thích quá trình sản xuất hợp chất N-nitroso (NOCs) - nguyên nhân gây ung thư trong động vật.

Hấp rau xanh: Súp lơ xanh, giá, súp lơ trắng, bắp cải, củ cải rất giàu hoạt chất chống ung thư sulforaphane, có tác dụng kích hoạt enzyme trong gan để diệt các hoạt chất gây ung thư. Cách chế biến tốt nhất là hấp rau vì sulforaphane được giữ lại nhiều nhất khi nấu trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 60 độ C, hoặc hấp trong vòng 4 phút đủ chín vừa.

Không uống rượu say: Đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ ung thư họng, gia tăng hàm lượng oestrogen gây ung thư vú.

Theo dõi những biến chuyển trên da: Những thay đổi ở nốt ruồi, tàn nhang, sẹo có thể là dấu hiệu của ung thư da, vì vậy bạn nên kiểm tra toàn thân thường xuyên, trong đó đặc biệt chú ý đến vùng da dưới vú, lưng, da đầu, móng tay, ngón tay. Thường xuyên quan sát đôi chân (nơi ung thư da thường xuất hiện ở phụ nữ) và nhờ người khác kiểm tra lưng, thân, đầu, cổ.

Chọn bác sĩ già: Một nghiên cứu của Đại học California cho thấy các bác sĩ già với ít nhất 25 năm kinh nghiệm có khả năng phát hiện ung thư chính xác hơn và thường đưa ra nhận xét ít sai hơn. Vì vậy nếu bạn cần tư vấn, hãy đến với bác sĩ đã tốt nghiệp y khoa trước những năm 1990.

Hạ nhiệt lò nướng: Nướng thịt (thay vì rán) giúp giảm lượng calories trong thịt, nhưng nướng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ sinh ra hợp chất heterocyclic amines (HCAs), có khả năng gây hại cho DNA, làm thay đổi cấu trúc tế bào và tăng khả năng ung thư. Vì vậy khi nướng thịt nên để nhỏ lửa như om.

Ướp thịt trước khi nướng để làm giảm đáng kể hàm lượng HCAs trong thịt. Việc lật thường xuyên cũng làm giảm khả năng hình thành HCAs.

Thường xuyên ăn tỏi: Giúp phòng chống ung thư nhờ chất allyl sulphur. Nhưng việc nấu tỏi ở nhiệt độ cao lại làm giảm khả năng này.

Bỏ hút thuốc: Khói thuốc có trên 60 chất sinh ung thư. Nhưng nếu ngừng hút hẳn, bạn có khả năng giảm được 1/2 nguy cơ ung thư phổi và giảm dần nguy cơ ung thư họng, thực quản, bàng quang, thận và tuyến tụy.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe: Nếu bạn dưới 49 tuổi nên kiểm tra kính phết cổ tử cung sau mỗi 3 năm, và nếu bạn ở độ tuổi 50-64 thì nên kiểm tra định kỳ 5 năm/lần. Chụp X-quang vú để kiểm tra ung thư vú định kỳ 3 năm/lần trong độ tuổi 50-70.

Thường xuyên đi khám răng: Giúp nhận ra những dấu hiệu sớm của ung thư miệng. Hãy đi khám ngay nếu bạn có một trong những triệu chứng sau trong vòng 3 tuần không giảm: sưng nhưng không đau, hoặc nổi u trong miệng, đau họng hoặc khó nuốt.

Thận trọng với thực phẩm tăng đường máu: Nên cảnh giác với thức ăn có chỉ số GL cao (GL là một chỉ tiêu đo tốc độ tăng lượng đường trong máu). Đó là bánh mì trắng, mì ống, khoai tây chiên, khoai tây, bánh quy, bánh ngọt làm thải ra insuline gây ung thư. Nên ăn thực phẩm GL thấp như đậu, trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt.

Theo Tiền phong
Bình luận
Tin mới
  • 04/07/2025

    Tìm hiểu về các loại bệnh võng mạc

    Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.

  • 03/07/2025

    5 lợi ích tiềm năng khi ăn chuối luộc

    Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?

  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa giúp làm dịu triệu chứng bệnh chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

Xem thêm