Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tôi làm tăng tác dụng phụ của một số kháng sinh

Ibuprofen tôi thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid. Tôi là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm

Ibuprofen tôi thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid. Tôi là thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên được dùng trong nhiều trường hợp như: đau nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp dạng thấp thiếu niên, hạ sốt ở trẻ em (dùng dạng thuốc lỏng cho trẻ nhỏ), thống kinh. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng cho mọi đối tượng, nhà sản xuất đã bào chế tôi ở nhiều dạng như: viên nén, viên nang, nhũ tương (uống), kem dùng ngoài, đạn đặt trực tràng...

Khi dùng ibuprofen, mọi người thường than phiền về tác dụng phụ do tôi gây ra. Thường gặp là các biểu hiện mỏi mệt, trướng bụng, buồn nôn, nôn; nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn; mẩn ngứa.

Các phản ứng dị ứng: viêm mũi, nổi mày đay và đặc biệt là co thắt phế quản ở người bệnh bị hen, vì vậy cần thận trọng dùng tôi cho người cao tuổi. Tác hại trên tiêu hóa: đau bụng, chảy máu dạ dày - ruột, làm loét dạ dày tiến triển... do tôi gây ra ít gặp hơn so với các thuốc cùng nhóm nhưng cũng làm phiền người sử dụng rất nhiều.

Khi dùng tôi, nếu có rối loạn nhẹ về tiêu hóa có thể khắc phục bằng cách uống thuốc lúc no và uống với nhiều nước để thuốc nhanh chóng được đẩy xuống ruột. Người dùng cũng cần lưu ý, ibuprofen tôi tăng nguy cơ chảy máu, gây loét tiêu hóa khi dùng đồng thời với các thuốc giảm đau chống viêm không steroid khác.

Vì vậy tuyệt đối không dùng ibuprofen kết hợp với các thuốc cùng nhóm. Trường hợp người bệnh thấy nhìn mờ, giảm thị lực hoặc rối loạn cảm nhận màu sắc thì phải ngừng dùng ibuprofen. Các trường hợp từng bị dị ứng với ibuprofen trước đó, loét dạ dày tá tràng (tiền sử hoặc đang tiến triển), người bệnh bị hen hoặc bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận, 3 tháng cuối của thai kỳ cũng không được dùng tôi.

Hơn nữa, có một điều mà tôi làm đau đầu bác sĩ và dược sĩ, khiến người dùng phải đặc biệt lưu ý đó là ibuprofen khi dùng đồng thời sẽ làm tăng tác dụng phụ của các kháng sinh nhóm quinolon (ofloxacin, ciprofloxacin, levofloxacin...) lên hệ thần kinh trung ương và có thể dẫn đến co giật. Vì vậy, mọi người chỉ dùng tôi khi có chỉ định của thầy thuốc và nên thông báo những thuốc mình đang dùng cho bác sĩ để được tư vấn, tránh những tương tác thuốc bất lợi và tác dụng phụ khi dùng.

DS. Minh Trung - Theo SKĐS
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm