Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đừng “Làm phẳng đường cong!”

"Miễn dịch cộng đồng" đang là cụm từ HOT nhất trong những ngày qua trên mạng xã hội. Vậy nó có nghĩa là gì? Nó đang diễn ra như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

"Biểu đồ đường cong"

Dưới đây là các biểu đồ khác nhau biểu diễn mắc COVID-19 tại Mỹ: trục tung = số ca bệnh mắc mỗi ngày; trục hoành= thời gian mắc bệnh từ ngày đầu dịch (ngày); vạch ngang đứt = năng lực y tế tối đa có thể.

1 biểu đồ khác:

1 biểu đồ nữa:

 

Vẫn còn rất nhiều biểu đồ tương tự như vậy. Chúng đều có điểm chung như:

  1. Chúng đều không có con số trên các trục biểu diễn. Tại sao? Đơn giản là vì những người làm ra những biểu đồ này không thể đưa ra cho bạn một con số cụ thể là cần bao nhiêu trường hợp để áp đảo hệ thống y tế, và bao nhiêu ngày để dịch bệnh sẽ bùng phát.
  2. Những dự đoán chỉ là tạm thời, và hệ thống y tế có thể phải đối mặt với những con số lớn hơn thế (ví dụ như 2/3, ½ hay 1/3). Nhưng nếu chúng ta thực hiện các biện pháp giảm thiểu, chúng ta có thể đối mặt với những con số ở mức thấp hơn, mức chúng ta có thể đảm bảo được.
  3. Và điều quan trọng mà họ - những người làm các biểu đồ này muốn nói là bệnh đã vượt khỏi tầm kiểm soát như những gì chúng ta thấy ở Trung Quốc và Italy. Căn bệnh đã lây lan cho toàn thể cộng đồng, cho đến khi chúng ta có cái gọi là “miễn dịch cộng đồng” (ở mức 40-70%), và kéo dài thời gian loại bỏ căn bệnh.

“Đường cong” là một sự lừa dối

Ý tưởng này là một sự sai lầm nghiêm trọng, hãy xem những hậu quả mà nó mang lại là đáng sợ và khủng khiếp như nào. Hãy nhìn những con số dưới đây.

Năng lực của hệ thống y tế - hiểu một cách cơ bản là “tổng số ca bệnh mà hệ thống y tế có thể chịu đựng được trong một thời điểm” là bao nhiêu?

Đây là một câu hỏi rất phức tạp. Tại Mỹ, chúng ta có 924.100 giường bệnh (trung bình 2,8 giường bệnh/1000 dân). Con số này tại bang Califonia chỉ là 1,8. Ở các quốc gia khác như Đức, con số này là 8, Hàn Quốc là 12 (Tuy nhiên hệ thống y tế của họ đã quá tải). Phần lớn số giường đang được sử dụng, nhưng chúng ta vẫn có thể tạo thêm, sử dụng các khu vực khác (như khách sạn, phòng gym) và sử dụng các nguồn lực từ lực lượng quân đội, vệ binh quốc gia và các tổ chức trong nước.

Tại Trung Quốc, số liệu cho thấy ước tính có khoảng 20% trường hợp mắc COVID-19 là nặng và cần nhập viện. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp đều sống sót nếu họ được cung cấp đầy đủ các thiết bị thiết yếu ngay tại nhà (như oxy, dịch truyền tĩnh mạch và được cách ly).

Điều quan trọng nhất là số lượng giường của đơn vị hồi sức cấp cứu – ICU Beds (ICUB), được ước tính có thể nâng tới 100.000 giường, và có khoảng 30.000 có thể luôn sẵn sàng ứng phó. Khoảng 5% các trường hợp mắc COVID-19 cần sự quan tâm đặc biệt, và nếu không nhận được sự quan tâm như vậy, họ sẽ chết. Số ICUB có thể gia tăng, nhưng các trang thiết bị cần thiết để đối mặt với các mối nguy cơ như nhiễm trùng huyết, suy thận, suy gan, suy tim hay viêm phổi nặng thì không thể kéo dài mãi được.

Một điều quan trọng khác của hệ thống là máy thở. Phần lớn các trường hợp nặng của COVID-19 dẫn đến tử vong là nhiễm trùng phổi, khi mà bệnh nhân không thể thở được và thậm chí là phá hủy nhiều bộ phận dẫn đến máu không thể cung cấp oxy đến tất cả các cơ quan. Những bệnh nhân này cần can thiệp đặt nội khí quản và/hoặc thở máy để tăng khả năng sống sót, và thậm chí là máy ECMO – máy tim phổi nhân tạo giúp oxy hóa máu bằng tuần hoàn ngoài cơ thể, đưa trực tiếp khí oxy vào máu mà không thể sử dụng bằng đường phổi. Khoảng 6% số ca cần phải thở máy, và nếu bệnh viện sử dụng hết tất cả số máy thở tồn tại, thì sẽ có khoảng 160.000 máy. Thêm nữa, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ) đã đưa ra chiến lược dự trữ khoảng 8.900 máy thở từ trước để có thể triển khai tại các bệnh viện cần chúng.

Nếu con số máy thở đạt xấp xỉ giới hạn tại tất cả các nguồn cung y tế, chúng ta có thể cung cấp sự chăm sóc cho khoảng 170.000 bệnh nhân trong cùng một lúc. (Không phải tất cả bệnh nhân cần sự chăm sóc đặc biệt đều cần thở máy, và không phải tất cả bệnh nhân cần sử dụng máy thở sẽ là các ca bệnh đặc biệt. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, giữa 2 nhóm này có một sự chồng chéo lớn, và cả 2 nhóm này đều sẽ tử vong nếu không được thở máy).

Sẽ có bao nhiêu người nhiễm bệnh?

Nếu không có sự ngăn chặn, virus sẽ trở thành bệnh đặc hiệu, và các nhà dịch tễ học như Marc Lipsitch (Harvard) và Christian Drosten (Charité) ước tính sẽ rơi vào khoảng 40-70% dân số nhiễm bệnh cho đến khi chúng ta đạt được mức miễn dịch cộng đồng. (Không may mắn là chúng ta không biết chắc rằng điều này sẽ kéo dài bao lâu. Chúng ta đã quan sát nhiều chủng khác nhau của COVID-19, và chúng ta sẽ còn gặp nhiều hơn nữa trong thời gian tới, cho đến khi có số lượng lớn người nhiễm bệnh). Tính trên dân số Mỹ, với khoảng 327 triệu dân, có nghĩa là cần khoảng 130 đến 230 triệu người cần nhiễm bệnh để tạo miễn dịch cộng đồng. Nếu ước tính con số trung bình là 55% nhiễm bệnh giữa thánh 3 và tháng 12, thì con số chúng ta đang đề cập là 180 triệu người.

Những trường hợp nhẹ và không có triệu chứng không được phát hiện thì sao?

Trong giai đoạn sớm của nhiễm bệnh, nhiều nhà quan sát từ bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc đã rất hoài nghi về các con số của nước này, và nghĩ rằng nước này có thể đang che giấu sự nghiêm trọng của các trường hợp nhẹ và không có triệu chứng, và điều này có nghĩa là tỷ lệ tử vong thấp hơn nhiều so với báo cáo. Phái đoàn của WHO tại Trung Quốc, dẫn đầu là Tiến sĩ Bruce Aylward cho biết, đây không phải là các ca bệnh. Ông cũng cho biết rằng việc các nguồn lực tại Trung Quốc là đầy đủ và sẵn sàng, và nước này kiểm tra rất kỹ và chỉ có một số rất ít các trường hợp là thiếu sót. (Kể cả các trường hợp nhẹ và không có triệu chứng của các ca bệnh nhiễm COVID-19).

Có bao nhiêu người sẽ bị bệnh nặng?

Trong 180 triệu người nhiễm theo ước tính tại Mỹ dựa trên con số trung bình là 55%, sẽ có khoảng 80% được chấm điểm là nhẹ. Một số trường hợp không có triệu chứng, một số trở thành cúm trong 2 tuần, một số tiến triển thành viêm phổi nhưng sẽ tự hồi phục trong khoảng từ 2 đến 3 tuần. Khoảng 20% số trường hợp sẽ tiến triển thành các ca bệnh nặng và cần sự giúp sức của y tế để sống sót. Các trường hợp này mấy từ 3 đến 6 tuần để hồi phục. Khoảng 6% cần đặt nội khí quản/thở máy, bởi vì những trường hợp này không thể tự thở. Sự khác biệt lớn giữa tỉ lệ tử vong ở Vũ Hán (5,8%) và các vùng khác ở Trung Quốc (0,4-0,7%) là sự cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế ở các trường hợp nặng.

Với một người phải sử dụng máy thở, cần khoảng 4 tuần để họ có thể hồi phục và được tính là ra khỏi diện chăm sóc đặc biệt. Đó là một quá trình tương đối dài. Nếu chúng ta đặt nó vào khoảng thời gian ước tính cho các ca bệnh, chúng ta có thể tính toán ra số lượng trường hợp cần cung cấp và nguồn lực đáp ứng cần bao nhiêu.

“Đường cong” với các con số

Nếu chúng ta ước tính con số 55% tổng số trường hợp mắc COVID-19 tính từ đầu đến khi kết thúc năm 2020, sẽ có 6% (10,8 triệu người) sễ cần thở máy trong một vài thời điểm. Chúng ta sẽ đơn giản hóa bằng cách sử dụng mô hình phân phối bình thường (đường cong hình chuông đối xứng với khởi đầu theo cấp số nhân dốc, làm phẳng dần dần khi hầu hết mọi người bị nhiễm bệnh hoặc có miễn dịch và giảm dần khi các trường hợp nhiễm bệnh được giải quyết). Chúng ta có biểu đồ như sau:

Theo biểu đồ, đường màu nâu gần như sát đáy: đó là giới hạn của cung cấp máy thở và số giường bệnh cho các ca cần chăm sóc đặc biệt. Đường cong màu đỏ không bao hàm tất cả các trường hợp, nhưng 6% số đó sẽ tử vong nếu chúng ta không thể đưa họ vào trạng thái chăm sóc hay thở máy trong vòng 4 tuần. Cũng theo biểu đồ này, số ca tối đa cần chăm sóc sức khỏe trong cùng một ngày, không tính loại trừ bất cứ trường hợp nào, là khoảng 3 triệu người trong 1 ngày! Điều này cho thấy chúng ta đang thực hiện việc làm “phẳng” đường cong này trong tuyệt vọng, bởi sẽ có rất nhiều trường hợp trong năm sẽ không nhận được sự chăm sóc y tế, bao gồm đặt nội khí quản hay sự chăm sóc đặc biệt.

Cần bao lâu để làm “phẳng” đường cong và chắc chắn nó vừa đủ trong giới hạn nguồn lực y tế chúng ta hiện có?

Ý tưởng làm “phẳng” đường cong gợi ý rằng: “Nếu chúng ta rửa tay và ở nhà khi đang bị bệnh ở mức đủ chịu đựng được, có thể chúng ta không ngăn được virus trở thành một dịch bệnh đặc hiệu ở địa phương và lây lan cho 40 đến 70% dân số, nhưng chúng ta sẽ làm chậm quá trình lây lan sao cho hệ thống y tế đủ sức đáp ứng với số ca bệnh quá mức mà không bị quá tải một cách bất ngờ. Nó giống như cách phân phối đường cong sao cho chứa hết được 10,8 triệu bệnh nhân, mà không có nhiều hơn 170.000 ca trong cùng một thời điểm.”

Việc giảm tỉ lệ lây nhiễm của COVID-19 xuống mức tương ứng với hệ thống y tế có nghĩa là chúng ta phải lây nhiễm cho cộng đồng kéo dài trong vòng hơn 1 thập kỷ! (Trên biểu đồ cho thấy so sánh giữa đường cong bệnh và áng chừng số ngày lây nhiễm). Tôi vô cùng tự tin để nói rằng: chúng ta sẽ tìm ra biện pháp hữu hiệu để điều trị bệnh trước khi kết thúc quãng thời gian hơn 1 thập kỷ, và việc đưa ra ý tưởng giảm thiểu lây nhiễm của virus corona tới mức có thể kiểm soát đơn giản là không thể thực hiện bằng cách đấy được, nó phải được thực hiện bằng các biện pháp ngăn chặn.

“Đường cong” dự đoán của tôi là không chính xác

Các tính toán ngược của tôi không phải là sự mô phỏng thích hợp, hay một mô hình khả quan về những gì đang diễn ra ở đây. Đừng trích dẫn nó! Ở ngoài thực tế, sự lây lan của bệnh không theo một hình thù phân phối cụ thể rõ ràng nào cả. Đường cong bên trái – đường tăng lên thường có chiều dựng đứng và ngắn so với đường cong bên phải thường dài và ngả. Chúng ta thường có một số cách giảm thiểu khá hiệu quả (dự phòng nơi cộng cộng tập trung đông người, hội nghị, không di chuyển khi không cần thiết). Mô hình tôi đưa ra cũng tương đối nhạy cảm với thời gian phải điều trị ở ICU. Nếu chúng ta giảm đường cong mô hình xuống, có nghĩa là những người bị bệnh sẽ cần nguồn lực y tế cung cấp một cách liên tục, và đỉnh của đường cong sẽ hạ thấp. Chúng ta có thể áp dụng để sẵn sàng chiến đấu với viêm phổi, và giảm thiểu số ca bệnh nguy kịch. Nguồn lực y tế sẽ tăng trong thời gian đối mặt với vấn đề. Các quy định sẽ được nới lỏng, các biện pháp điều trị mới sẽ được khám phá, và có thể một trong số chúng sẽ hiệu quả. Tại một thời điểm trong thời gian tới, chúng ta hy vọng có thể chỉ cần thổi vào một cái ống trước khi bước lên máy bay hay tới một cuộc họp quan trọng ở nơi đông người, và màn hình xanh sẽ hiển thị báo cho chúng ta biết trong hơi thở có COVID-19, H1N1 hay cúm thường hay không mà không mất quá 1 giây! Nhưng thời điểm hiện tại, quan điểm và lập luận của tôi là chúng ta không bị động cam chịu, và không để 6% những người bị bệnh phải thiệt mạng. Tuy vậy, chúng ta cần phải hiểu rằng việc ngăn chặn là không thể, nhưng chúng ta cũng không nên trì hoãn, bởi vì nếu càng ngăn chặn muộn thì sẽ càng kém hiệu quả trong việc kiểm soát và chi phí sẽ càng đắt đỏ, cũng như càng nhiều tính mạng bị đe dọa.

Công cuộc ngăn chặn

Trung Quốc đã chứng minh cho chúng ta thấy việc ngăn chặn là như thế nào: cô lập Vũ Hán, khóa toàn bộ các đường xâm nhập nhưng không để xảy ra tình trạng chết đói hay bạo loạn, và nó đã được áp dụng cho thành phố để bảo vệ lây lan cho một số lượng lớn người dân cho các khu vực xung quanh. Để thực hiện điều này, cần tập trung nguồn lực y tế cho khu vực cần thiết nhất (tăng cường 10.000 bác sĩ cho Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc). Tính đến thời điểm hiện tại, Vũ Hán – tâm dịch của cả Trung Quốc mỗi ngày chỉ ghi nhận dưới 10 trường hợp mắc bệnh. Các vùng khác của tỉnh Hồ Bắc thậm chí còn không phát hiện trường hợp mới trong tuần vừa rồi. Điều đó cho thấy, hoàn toàn có thể kiểm soát virus!

Bài học được Trung Quốc áp dụng: sau khi khóa chặt tỉnh Hồ Bắc, các vùng khác thực hiện biện pháp ngăn chặn hiệu quả ngay sau khi phát hiện ca bệnh đầu tiên. Nó tương tự như những gì xảy ra tại Singapore và Đài Loan. Hàn Quốc cũng đã thực hiện theo dõi 30 trường hợp đầu tiên rất tốt, cho đến khi bệnh nhân số 31 xuất hiện và lây lan cho hơn 1000 người trong một hội thánh ở nhà thờ.

Vì một số lý do, các nước phương tây không chấp nhận và làm theo bài học này. Tại Ý, virus lây lan rộng khắp mà không có sự can thiệp, cho đến khi bệnh viện của họ sụp đổ trước sự quá tải. Theo báo cáo từ khu vực đang bị khủng hoảng, nguồn lực y tế trở nên khan hiếm đến nỗi người già hoặc những người có tiền sử ung thư, ghép tạng hoặc bị tiểu đường đã bị từ chối quyền được truy cập vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe quan trọng. Tại thời điểm hiện tại, Mỹ, Anh và Đức đang cố “phẳng” đường cong bằng cách thực hiện các biện pháp không hiệu quả hay nửa vời, chỉ nhằm làm chậm sự lây lan của virus thay vì ngăn chặn nó.

Sẽ có một số quốc gia không có đủ cơ sở hạ tầng cần thiết để thực hiện các biện pháp ngăn chặn quan trọng, như kiểm tra sàng lọc đại trà, cách ly, hạn chế di chuyển, hạn chế du lịch, hạn chế làm việc, tổ chức các chuỗi cung ứng đảm bảo, đóng cửa trường học, chăm sóc trẻ em cho những người làm việc ở các ngành nghề quan trọng, sản xuất và phân phối thiết bị bảo vệ - vật tư y tế. Điều này có nghĩa là một số quốc gia sẽ loại bỏ được virus, nhưng một số khác thì không. Trong một vài tháng tới, thế giới sẽ chia thành 2 vùng: vùng nguy hiểm và vùng an toàn, và tất cả những di chuyển từ vùng nguy hiểm tới vùng an toàn sẽ bị chặn cho đến khi việc điều trị hiệu quả COVID-19 được áp dụng.

Làm “phẳng” đường cong không phải là một sự lựa chọn ở Mỹ, Anh hay Đức. Cũng đừng nói với những người xung quanh bạn thực hiện điều này. Hãy bắt đầu việc ngăn ngừa và chặn đứng virus.

Tham khảo thêm thông tin tại: VỆ SĨ GIA ĐÌNH, CHỐNG COVID-19: Gọn nhẹ - Hiệu quả cao, chỉ từ 499.000đ!

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt và Bs. Lê Minh Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medium.com
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm